Mạch bao nhiêu là bình thường ở người trưởng thành?

36715
views

Nhiều người chỉ quan tâm đến nhịp tim và huyết áp mà quên rằng nhịp mạch cũng là “con số biết nói”, vậy mạch bao nhiêu là bình thường ở người trưởng thành?

Mạch bao nhiêu là bình thường ở người trưởng thành?

Mạch bao nhiêu là bình thường ở người trưởng thành?

Mạch bao nhiêu là bình thường ở người trưởng thành?

Nhịp tim và huyết áp ở người trưởng thành là hai trong bốn yếu tố thể hiện tình trạng bên trong sức khỏe con người, tuy nhiên có nhiều người vẫn hay để ý đến chúng mà quên rằng nhịp mạch cũng đóng vai trò quan trọng không hề thua kém. Vậy hôm nay bạn hãy cùng chúng tối đi tìm hiểu về nhịp mạch – chỉ số ở người bình thường là bao nhiêu và dựa vào đặc điểm của nhịp mạch mà chúng ta có thể biết được những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.

Chỉ số nhịp mạch bình thường ở người trưởng thành là 60 – 100 lần/phút. Còn ở trẻ nhỏ thì nhịp mạch càng nhỏ, mạch đập càng nhanh. Cụ thể, trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp một phút, trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/phút, trẻ từ 1 – 2 tuổi: 80-130 nhịp/phút, trẻ từ 2 – 6 tuổi: 75-120 nhịp/phút, trẻ từ 7 – 12 tuổi: 75-110 nhịp/phút. Tần số mạch này có thể thay đổi giống như nhịp tim bình thường, chúng có thể thay đổi thông số khi cơ thể có những thay đổi như ốm, sốt, tâm trạng lo âu, bất ổn. Ngoài ra tần số mạch còn báo hiệu những căn bệnh có thể tiềm ẩn trong cơ thể như các bệnh lý về tim mạch, suy giáp, thương hàn… Mạch thường đập chậm ở những người khỏe mạnh, vận động viên thường xuyên vận động… tần số mạch của những người này thường là 40 – 60 lần/phút.

Mạch bất thường thể hiện trên chính thông số mà chúng ta đo được

Mạch bất thường thể hiện trên chính thông số mà chúng ta đo được

Mạch bất thường có biểu hiện như thế nào?

Mạch bất thường thể hiện trên chính thông số mà chúng ta đo được, cụ thể

  • Mạch nhanh khi tần số > 100 lần/phút
  • Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút.
  • Mạch so le: có biểu hiện lúc mạnh lúc yếu, mạch nghịch
  • Mất mạch thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.
  • Mạch cứng: có biểu hiện khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch.
  • Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt gặp ở bệnh nặng, sốc.

Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến mạch

Ngoài những nguyên nhân gây ra mạch không đều thì những yếu tố sinh lý có những ảnh hưởng nhất định đển mạch của cơ thể như: Mạch buổi chiều nhanh hơn mạch buổi sáng, những trạng thái tâm lý, vận động nhất thời cũng có ảnh hưởng đến tần số mạch. Ngoài ra những người già, cơ thể lão hóa cũng ảnh hưởng đến tần số mạch, khiến mạch bị giảm mạnh. Theo nguồn tin Y tế – Sức khỏe khi con người vận động luyện tập cũng khiến tần số mạch tăng lên do tim phải co bóp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Mạch cũng là “con số biết nói” cùng với huyết áp báo hiệu tình trạng sức khỏe con người, vì thế bạn nên tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng đến mạch để có những biện pháp bảo vệ mạch hiệu quả nhất, không để những thông số mạch ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn