Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không?

973
views

Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không? Là câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và mong muốn chương trình chăm sóc sức khỏe sớm giải đáp.

Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không?

Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không?

Theo nguồn Tin Y tế – Sức khỏe, giống như tất cả các dây chằng, dây chằng chéo trước có nhiệm vụ làm vững gối. Đồng thời, chúng ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày so với xương đùi. Do đó, khi bị đứt dây chằng chéo trước thì bệnh nhân sẽ giảm chức năng gối và gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, đi lại. Những tổn thương thứ phát dễ bị ảnh hưởng là sụn chêm và sụn mặt khớp. Khi bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước thì nên đi phẫu thuật càng sớm càng tốt. Vậy chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không? Và thủ tục khám và phẫu thuật như thế nào?

Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có cao không?

Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe, thông thường để tái tạo lại dây chằng chéo trước thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp mổ nội soi. Chi phí cho một ca phẫu thuật mổ dây chằng chéo trước dao động từ khoảng 25-30 triệu đồng. Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế thì sẽ phải chịu toàn bộ chi phí phẫu thuật kèm theo các chi phí phát sinh thêm như chi phí nằm viện, thuốc thang sau mổ và nhiều dịch vụ đi kèm.

Thời gian phẫu thuật mổ đứt dây chằng chéo trước sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ, tuy nhiên cũng sẽ tùy mức độ của ca bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân nằm viện để phục hồi chấn thương.

Thủ tục khám bệnh và phẫu thuật dây chằng chéo trước

Thủ tục khám bệnh và phẫu thuật dây chằng chéo trước

Thủ tục khám bệnh và phẫu thuật dây chằng chéo trước

Để làm thủ tục khám bệnh và phẫu thuật dây chằng chéo trước tốt nhất thì đầu tiên người bệnh cần tới bệnh viện để tái khám, sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá lại độ thương tổn của bệnh nhân, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp cũng như phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu như trước đó bệnh nhân đã có chụp MRI và làm các xét nghiệm ở các tuyến dưới hay bất kì ở cơ quan cơ sở y tế nào thì cần đem theo các xét nghiệm, đơn thuốc đi để các bác sĩ tiện theo dõi. Sau khi tái khám thì bệnh nhân sẽ được sắp xếp lịch mổ, các bác sĩ cũng đưa ra một số biện pháp phòng tránh biến chứng và một số sơ cứu người nhà có thể trợ giúp bệnh nhân. Thời gian phẫu thuật: khoảng từ 1 tiếng đồng hồ, sau đó bệnh nhân nằm lại phòng hậu phẫu thêm 3 tiếng đồng hồ.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phẫu thuật mổ đứt dây chằng chéo trước cần được nằm tại bệnh viện khoảng 2 ngày để theo dõi tình trạng phục hồi và hướng dẫn tập các bài tập vật lí trị liệu phục hồi chức năng. Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ, các bệnh nhân có thể thực hiện bài tập phục hồi dây chằng để cải thiện khả năng vận động. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể đi lại nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng giãn, lỏng dây chằng.

Ngoài ra, người nhà cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của bệnh nhân, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tham khảo những bài viết những người gẫy xương nên ăn và không nên ăn gì? biết cách xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho người bệnh. Bởi vì phần phẫu thuật này có ảnh hưởng nhiều đến các cơ xương cũng như sự phát triển chung của chúng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn