Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối hiệu quả

Bài tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối có tác dụng thúc đẩy các cơ xương, chống viêm, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe và ổn định cuộc sống.

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Đau nhức khớp đầu gối, teo cứng cơ khớp gối, giãn dây chằng… là những triệu chứng giãn dây chằng đầu gối, thông thường những chấn thương này xảy ra do những va chạm trong quá trình vận động, có thể phục hồi nhanh chóng nhưng do sự thiếu hiểu biết y học và chủ quan nên bệnh nhân càng làm căn bệnh này trỏ lên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gi chăm sóc sức khỏe, phương pháp điều trị hữu hiệu hiện nay là tập luyện hồi phục giãn dây chằng đầu gối kết hợp với chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối

Để chẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng thì các Bác sĩ chuyên khoa phải tiến hành chụp X-quang và cộng hưởng từ để chuẩn đoán chính xác hình ảnh và đưa ra kết luận về mức độ tổn thương của bệnh. Nếu là giãn dây chằng đầu gối nhẹ thì có thể sử dụng gel lạnh hoặc salonpas hay đá lạnh để làm dịu cơn đau. Trường hợp dây chằng bị đứt một phần thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị và kèm theo thuốc chống phù nề, chống viêm, nếu bệnh nguy hiểm thì cần dùng nẹp cố định bất động khớp gối. Theo đó, để bệnh nhân có thể mau chóng khỏi bệnh thì các chuyên gia sẽ đưa ra các bài tập hữu hiệu để bệnh nhân có thể luyện tập hàng ngày.

Bài tập 1: Duỗi gối thụ động (hạn chế duỗi gối về phía sau)

Bệnh nhân mắc chứng giãn dây chằng đầu gối có thể thực hiện bài tập sau đây để nhanh chóng khỏi bệnh: Bạn kê gót chân bên bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng cuộn lại, khi ổn định vào tư thế thì bạn dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường và giữ phần gối duỗi thẳng trong 6 giấy, tiếp tục thả lỏng 10 giây rồi lặp lại động tác này đến khi thấy không thể tập được nữa thì có thể dừng lại.

Bài tập 2: Tập cơ tứ đầu

Theo nguồn Tin Y tế – sức khỏe, những bệnh nhân bị giãn dây chằng có mức tổn thương nặng thì cần tiến hành bài tập cơ tứ đầu để sớm hạn chế tình trạng bị teo cơ. Sau khi đã giữ vững chân trong trạng thái duỗi gối từ bài tập đầu tiên thì bệnh nhân tiếp tục tiến hành bài tập gồng cơ tứ đầu gối. Bài tập này được thực hiện như sau: đầu tiên duỗi thẳng hai chân và kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng, tiếp theo gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường. Bệnh nhân lên thực hiện 6-8 lần mỗi ngày đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.

 

Thực hiện bài tập luyện phục hồi giãn dây chằng hiệu quả cao

Thực hiện bài tập luyện phục hồi giãn dây chằng hiệu quả cao

Bài tập 3: Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân

Người bệnh tiếp tục bài tập số 3 để vận động khớp háng, bạn tiến hành nằm thẳng trên sàn và đặt phần chân duỗi thẳng dựa vào tường tạo với mặt tường một góc 90 độ, sau đó từ từ co dần bàn chân bên gối bị giãn dây chằng, thấy khớp gối căng thì ngưng lại. Giữ nguyên trong 15-30s rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Bệnh nhân có thể lặp đi lặp lại động tác này từ 2 – 4 lần.

Bài tập 4: Tập phần cơ bắp chân

Theo các chuyên gia Y tế, chăm sóc sức khỏe, bài tập luyện phục hồi giãn dây chằng không thể thiếu phần tập cơ bắp chân, bởi vì bắp chân đóng một vai trò quan trọng trong việc làm vững hai bên khớp gối nhờ công dụng dịch chuyển phần xương dây chằng ra phía trước. Đầu tiên bài tập này tập phần bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên, chỉ đưa trọng lực lên khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Bài tập 5: Nhấc gót chân tì trọng lượng

Bài tập nhấc gót chân tì trọng lượng này được hướng dẫn tập luyện khi kèm theo nạng hỗ trợ. Sau khi đã đi lại được ổn định thì các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện bài tập này.

Hi vọng những chia sẻ về cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối sẽ đem lại những thông tin hữu ích giúp cho bệnh nhân có thể phục hồi bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *