Với thời tiết thay đổi đội ngột, độ ẩm cao sẽ khiến người cao tuổi mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó nổi bậc là bệnh viêm phổi.
- Bật mí cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi
- Phòng tránh té ngã ở người cao tuổi như thế nào?
- Người cao tuổi ăn uống như thế nào là hợp lý?
Tìm hiểu về viêm phổi ở người cao tuổi
Tại sao người cao tuổi lại bị viêm phổi?
Người cao tuổi hiện nay có thể mắc bệnh viêm phổi tại cộng đồng hoặc tại các bệnh viện. Trường hợp người bệnh viêm phổi ngoài cộng đồng có thể do các tác nhân như: virus, vi khuẩn, nấm và thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng,…Trường hợp người bệnh viêm phổi tại bệnh viện có thể do các tác nhân sau: trực khuẩn gram âm đường ruột, vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn cư trú hầu họng,…từ các bệnh nhân mắc bệnh tại các bệnh viện ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người cao tuổi.
Người cao tuổi sẽ dễ bị viêm phổi do đâu?
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao bị viêm phổi bởi các yếu tố như sau:
Tác động các yếu tố bất lợi: Nghiện rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,…Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người cao tuổi dễ bị viêm phổi.
Yếu tố bệnh lý mạn tính: Người cao tuổi đa số đều mắc các bệnh mạn tính ở đường hô hấp cũng như toàn cơ thể ví dụ như suy giảm miễn dịch, bệnh lý gan, thận, tim mạch, viêm phế quản, giãn phế quản,…
Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở người cao tuổi
Người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi thường có các triệu chứng tương tự như ở người trẻ, trong một số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh mà không sốt, không sốt cao.
Theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì một số dấu hiện điển hình có thể nhận biết là thở rít, thở nhanh nông, cánh mũi phập phồng, ho, tức ngực hoặc có thể khó thở nhẹ. Ho là triệu chứng phổ biến nhất đặc biệt đối với những người cao tuổi đang mắc các bệnh ãm tính về đường hô hấp ví dụ như là hen suyễn, giãn phế quản, viêm họng mãn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Để chẩn đoán chính xác bệnh thì người cao tuổi cần đến bệnh viện để thực hiện chụp X-quang phổi và nuôi cấy đờm, phân tích chất nhày phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh. Từ những cơ sở này các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh thích hợp để điều trị nhằm giảm bớt thời gian điều trị tại bệnh viện.
Người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi
Cách chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ rằng người thân cần phải cho người bệnh viêm phổi nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi tư thế thường xuyên. Đồng thời quan sát theo dõi người bệnh về thể chất và tinh thần để xử lý kịp thời nếu diễn biến xấu. Cần cho người cao tuổi sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Người cao tuổi cũng cần chú ý làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm. Khi ho, người bệnh nên ho ở tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước, hít chậm qua mũi và thở bằng miệng.
Điều quan trọng là phải tăng cường lưu thông đường thở bù nước thường xuyên cho bệnh nhân.