Bệnh đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi – nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm là một trong những triệu chứng rối loạn tiểu tiện của người già. Căn bệnh không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mà còn gây ra các hệ lụy không mong muốn cho người bệnh.

1.Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi

Suy giảm chức năng của thận

Theo bác sỹ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bàng quang có chứa dung tích khoảng 300 -400ml chứa nước tiểu. Bàng quang khi đầy sẽ kích thích thần kinh hình thành phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, khi ngủ thì bàng quang sẽ rơi vào trạng thái nghỉ tạm thời. Vì thế, khi nước tiểu đầy thì não bộ sẽ ức chế lại khiến bàng quang không co bóp.

Đối với người cao tuổi, chức năng thận suy giảm, bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Bàng quang hoạt động không tự chủ, cơ vòng mở ra nhiều lần, dẫn tới tình trạng tiểu nhiều.

Người bệnh tiểu đường 

Tiểu đường là một trong những bệnh người cao tuổi phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 là đối tượng thường xuyên mắc bệnh tiểu đêm. Lúc này, hàm lượng đường trong máu tăng cao, vượt quá so với ngưỡng cho phép. Khiến cho nội tiết tố bị rối loạn không kiểm soát được nước tiểu, dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ ở người già.

Người mắc bệnh về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt khi bị u phì sẽ tạo áp lực lên bàng quang, ống dẫn nước tiểu sẽ nhanh đầy hơn. Chính vì vậy mà người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, muốn đi tiểu bất cứ thời điểm nào kể cả là ban đêm.

2.Các hướng khắc phục

Người bệnh khi thấy có các triệu chứng tiểu nhiều lần, bệnh tiểu không kiểm soát nên thăm khám sớm để có các biện pháp can thiệp sớm.

Đối với những người mắc chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng các biện pháp như hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu. Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa đêm, cần ngồi dậy từ từ, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa đi tiểu ngoài trời.

Đối với trường hợp người cao tuổi mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trở thành mạn tính, rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm. Những bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm.

Đối với những người cao tuổi không mắc một số bệnh như: đái tháo đường, viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo nhạt… nên hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối và sau bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải… hạn chế uống nước, bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn.

Theo chuyên gia Dinh dưỡng người cao tuổi, người cao tuổi nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ buổi tối để làm cho giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn, làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên để không khí lạnh quá khi ngủ (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp) vì lạnh gây co mạch ngoại biên, làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *