Đối với người cao tuổi thì việc “Ăn được ngủ được là tiên” nhưng trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều trường hợp không có được “giấc ngủ sâu” vì bệnh mất ngủ.
- Những điều cần biết để phòng tránh bệnh run tay ở người cao tuổi
- Cách phòng tránh bệnh lẫn ở người cao tuổi
- Điểm tên các bệnh người cao tuổi thường gặp hiện nay
Căn nguyên của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
Mất ngủ là một căn bệnh phổ biến của người cao tuổi trong xã hội hiện đại ngày nay, với những áp lực và lo toan từ công việc, cuộc sống cộng thêm với những thay đổi của cơ thể khi về già đã đưa tỉ lệ mắc phải căn bệnh này tăng lên. Không chỉ dừng lại ở căn bệnh mất ngủ thông thường, nhiều người bệnh còn rơi vào tình trạng trầm cảm kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
Theo thông tin từ trang tin tức y tế Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mất ngủ ở người cao tuổi khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và thậm chí làm gia tăng nguy cơ trầm cảm. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ, đồng thời xác định đúng nguyên nhân từ đó có các phương pháp điều trị kịp thời.
- Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm: Đây được xem là nguyên nhân cơ bản nhất. Đối với người già, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng trong cơ thể đều bị suy giảm dần, trong đó có chức năng của hệ thần kinh trung ương điều này là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi.
- Mất ngủ do bệnh tật: Theo đánh giá từ các chuyên gia y tế, có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, loại hay gặp nhất là đau nhức xương khớp (thoái hóa khớp, bệnh gút…). Bệnh đau nhức xương khớp có thể biểu hiện cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm làm cho giấc ngủ không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhức không thể ngủ được, nhất là khi thay đổi thời tiết.Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
- Mất ngủ do môi trường: Môi trường sống có tác dụng rất lớn đến đời sống con người. Môi trường trong sạch, không bụi bặm, ít tiếng ồn góp phần đáng kể trong cuộc sống của người cao tuổi, làm cho người cao tuổi sống khỏe mạnh, vui vẻ và luôn làm được những việc có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy vậy, có một số yếu tố hay gặp như nhà chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh… làm cho người cao tuổi rất khó ngủ.
- Do ăn uống không điều độ: Theo nhận định từ những giảng viên am hiểu dinh dưỡng tại Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người cao tuổi nếu ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có tác dụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu dẫn đến tinh thần luôn được sảng khoái và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Bởi vậy để hạn chế tối đa bệnh mất ngủ ở người già, cần lên chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
Nên làm gì để khắc phục bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?
Tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa để làm sao cho giấc ngủ tốt. Hầu hết người cao tuổi đều có sổ khám bệnh, vì vậy nên đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại và có nhiều lời khuyên bổ ích.
Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi phải đảm bảo khoa học và không nên kiêng khem quá mức (tùy theo từng loại bệnh mà có sự tư vấn của bác sĩ để có sự kiêng thức ăn, nước uống cho phù hợp) và cũng không nên quá lạm dụng trong khâu ăn, uống. Ngoài các loại bệnh bị ảnh hưởng do ăn, uống thì nhiều loại thức ăn, nước giải khát có cồn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ nếu dùng không phù hợp.
Nên làm gì để khắc phục bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?
Tập thể dục nhẹ nhàng là việc làm hết sức cần thiết cho giấc ngủ của người cao tuổi. Hiện nay, có nhiều hình thức tập thể dục áp dụng cho người cao tuổi như đi bộ, chơi cầu lông, quần vợt, bơi, tập thể dục dưỡng sinh… nhưng có lẽ thông dụng nhất, không tốn kém, dễ áp dụng là đi bộ. Tuy vậy, đi bộ cũng phải có sự hiểu biết cơ bản để đạt được mục tiêu là nâng cao sức khỏe và ăn ngon, ngủ tốt. Vì vậy, phải tùy theo sức mình mà có điều chỉnh, mỗi ngày nên đi bộ tổng thời gian không quá 60 phút, không nên đi bộ một lúc mà chia ra làm 2- 3 lần, mỗi lần nên không quá 30 phút là vừa. Đối với những người cao tuổi có bệnh về tim mạch như cao huyết áp, mạch vành cần đi bộ chậm không được chạy, nhảy hoặc vận động mạnh. Không nên đi bộ vào lúc nhiệt độ lạnh quá, nóng quá, mưa, gió mạnh mà nên chọn thời điểm thích hợp nhất cho bản thân mình như chập tối, sáng sớm…
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn