Những vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Người già có những đặc điểm riêng nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như những vấn đề răng miệng cũng có sự khác biệt so với độ tuổi trẻ khác.

Những vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Những vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi

Những vấn đề về răng miệng ở người cao tuổi

Người cao tuổi sức khỏe răng miệng ngày càng yếu dần cho nên rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là những bệnh dưới đây.

  • Bệnh nha chu: Bệnh nha chu là bệnh về răng miệng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi
  • Bệnh sâu răng: Ở người cao tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nha chu và tình trạng khô miệng. Nguyên nhân gây bệnh người cao tuổi thường gặp như sâu răng là do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.
  • Khô miệng: Khô miệng là vấn đề về răng miệng khác của người cao tuổi. Nước bọt có tác dụng giữ cho miệng luôn ướt, do đó tình trạng khô miệng sẽ tạo cảm giác thiếu nước bọt trong miệng. Nước miếng giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu, làm lành những cơn đau rát của miệng đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng miệng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra trong miệng. Vì vậy, khô miệng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh có tên là hội chứng Sjogren, gây nổi mề đay, ngứa ngáy hay còn gọi là bệnh mô liên kết; làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, khó khăn khi nhai và nuốt.
  • Giảm vị giác: Giảm vị giác là một căn bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi mà nguyên nhân bắt nguồn từ tuổi tác hoặc những cơn bạo bệnh hay đơn giản chỉ do người già quá lạm dụng thuốc. Bệnh giảm vị giác làm cho người lớn tuổi không mất cảm giác ngon miệng cũng như thèm ăn, dẫn đến sự giảm sút sức khỏe.
  • Sưng lợi sau khi mang răng giả: Theo nhiều chia sẻ trên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, viêm lợi khi mang răng giả là một trong những biến chứng đáng lo ngại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của răng miệng. Viêm và sưng lợi được cho là yếu tố khởi phát dẫn tới viêm quanh răng, làm tiêu xương dẫn tới việc rụng răng hàng loạt.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

Dù là còn răng hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần, để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng nếu có.

  • Dinh dưỡng hợp lý: Các loại rau quả tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Nên ăn trái cây tươi thay cho các loại bánh ngọt. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 giờ đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi nên ăn đủ các chất như: Đạm (có trong: thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ); các vitamin (trái cây); muối khoáng; chất béo thực vật, hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

  • Phòng bệnh nha chu: Mảng bám của vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm nướu. Để phòng ngừa bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách, ăn những thức ăn mềm.
  • Làm răng giả nếu bị mất răng: Dù răng bị mất vì bất cứ lý do gì, thì người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu, các răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Ngoài ra, khi đã có răng giả, nên chăm sóc chúng thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được vệ sinh sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy, tốt nhất là ly thủy tinh.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *