Bệnh phù chân ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

15969
views

Phù chân là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy, bệnh phù chân ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?

Như thế nào gọi là bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Như thế nào gọi là bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Bệnh phù chân ở người già là 1 bệnh lý phổ biến, không quá hệ lụy nhưng lại gây khó chịu, cản trở đi lại, cũng như công việc thường ngày của bệnh nhân.

Như thế nào gọi là bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Phù nề là sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở chân khiến chân bị sưng lên. Phù nề là bệnh lý phổ biến ở người già. Bệnh phù chân ở người già khiến sinh hoạt đi lại của người bệnh gặp khó khăn và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh có liên quan tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thận, tim, gan hoặc mạch máu…

Biểu hiện của bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và bệnh kèm theo mà biểu hiện của phù chân có thể khác nhau. Đa số các trường hợp của bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng, không có biểu hiện lâm sàng của bệnh ra bên ngoài. Nhưng chúng vẫn âm thầm gây tổn thương cho hệ thống bạch huyết, thận (với sự xuất hiện của hồng cầu và protein trong nước tiểu) và làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể nặng nề.

Thông thường người bệnh sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Lúc đầu phù chân sẽ chưa rõ, khó có thể phát hiện chính xác. Người bệnh thấy mình tăng cân. Giai đoạn sau, chân sẽ phù rõ. Phù có thể xuất hiện vào buổi sáng, buổi chiều, thậm chí phù liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc.
  • Phù có thể chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, cẳng chân thậm chí phù cả chân khiến chân trở nên biến dạng (điển hình là dạng chân voi). Phù có thể ở một chân hay cả hai chân.
  • Có thể sẽ thấy đau, nóng, nhức vùng chân bị phù.
  • Tính chất phù ở mỗi loại bệnh cũng khác nhau: có thể phù trắng, mềm, ấn lõm hoặc không lõm.
  • Tổ chức dưới da và da trở nên cứng và dày có thể kèm theo ngứa.
  • Người bệnh khó vận động, di chuyển.
  • Da ở vùng bội nhiễm vi khuẩn trở nên cứng và dày, biến dạng.
  • Phù có thể lan ra làm bộ phận sinh dục cũng phù to, gây hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Tiểu ra dưỡng chấp.

Biểu hiện của bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Biểu hiện của bệnh phù chân ở người cao tuổi?

Bệnh phù chân tùy từng trường hợp cụ thể với mức độ nặng nhẹ và giai đoạn nào mà được chỉ định chữa trị phương pháp phù hợp. Bệnh nhân có thể dùng thuốc diệt giun, bôi kem kháng sinh, phẫu thuật hay dùng Doxycycline,… Bệnh ở giai đoạn sớm được điều trị giảm triệu chứng nhanh và khắc phục bệnh hoàn toàn. Do đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi

Bệnh phù chân ở người già do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng như tim, gan, mạch máu…cũng có thể dẫn đến bệnh phù chân
  • Do thói quen ăn uống hàng ngày, trong khẩu phần ăn của người già có chứa nhiều muối và carbohydrate.
  • Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể do cơ bị chấn thương vì sức khỏe người cao tuổi cũng như xương khớp rất yếu nên cơ rất có thể dễ dàng bị chấn thương.
  • Phù do bị suy tim: biểu hiện là hai chân phù to và có thể nứt da, có dịch vàng chảy ra.
  • Phù do thiếu vitamin B1: Người bệnh cảm thấy 2 chân tê bì như bị kiến bò, thường bị chuột rút, mất phản xạ gân gối đây chính là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B1.
  • Phù chân ở người già cũng có thể do viêm tắc tĩnh mạch, cảm thấy đau khi ấn vào vị trí bị phù.
  • Phần lớn những người bị tiểu đường hoặc bệnh thần kinh bị nhiễm trùng khiến bàn chân và mắt cá chân người già bị phù,
  • Người cao tuổi nếu đứng hoặc ngồi im một chỗ quá lâu cũng dễ bị phù chân…

Bệnh phù chân ở người già có nguy hiểm không?

Bệnh phù chân ở người già có nguy hiểm không?

Bệnh phù chân ở người già có nguy hiểm không?

Bệnh phù chân ở người già ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt. Chân người già vốn đã yếu và hay đau nhức khi chân bị phù sẽ ngày càng sưng và đau hơn.

Khi chân bị phù thì kèm theo da sẽ căng lên và kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Một nguy cơ nữa kéo theo đó là lây nhiễm trong các khu vực bị sưng

Bệnh phù chân ở người cao tuổi sẽ có sẹo giữa các lớp của mô, gây giảm lưu thông máu. Giảm tính đàn hồi của các động mạch, tĩnh mạch, cơ bắp và khớp. Từ đó là tác nhân gây viêm loét dạ dày hoặc các bệnh nghiêm trọng như tim, gan, mạch máu…

Những người nào dễ mắc bệnh phù chân?

Các tĩnh mạch của chi dưới được chia làm ba hệ thống: hệ tĩnh mạch sâu, hệ tĩnh mạch nông, hệ tĩnh mạch xuyên. Bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính thường xảy ra ở hệ thống tĩnh mạch nông. Cho đến nay chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự báo của nhiều chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.

Trên thực tế chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là có thể bị bệnh phù chân, trong đó, di truyền là mẫu số chung cho các bệnh nhân. Người có yếu tố di truyền dễ bị mắc bệnh hơn, do những thay đổi về enzyme trong mô liên kết. Ngoài ra, nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, do thai nghén, dùng thuốc ngừa thai, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, hoặc dùng giày không thích hợp. Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ.

Phẫu thuật cũng có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương… tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt. Những bệnh nhân ăn kiêng theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi như thế nào?

Khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi như thế nào?

Khắc phục bệnh phù chân ở người cao tuổi như thế nào?

Việc đầu tiên chúng ta cần làm trong quá trình điều trị bệnh phù chân đó chính là điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh, như vậy các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Sử dụng các loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: râu ngô, mã đề,..để đào thải bớt lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời người cao tuổi cần có:

  • Chế độ ăn uống tốt: cân bằng trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, người bệnh nên hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong thực đơn hàng ngày, uống đầy đủ 2 lít nước/ ngày, trong bữa ăn nên bổ sung nhiều rau, củ, quả, tránh ăn nhiều thịt…
  • Chế độ tập luyện phù hợp: Người cao tuổi nên di chuyển thường xuyên, massage các khớp để tăng cường lưu thông máu, sử dụng các cơ bắp ở gần vị trí phù nề để bơm chất lỏng dư thừa trở lại tim. Tránh việc đứng, ngồi tại chỗ quá lâu khiến bệnh phù thêm nặng nề. Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ ngày để tăng việc lưu thông cho máu. Cứ mỗi 1-2 giờ, người cao tuổi nên đứng dậy và đi bộ.
  • Massage: Vùng bị ảnh hưởng có thể được vuốt ve nhưng không gây đau, việc tạo áp lực này có thể giúp cho chất lỏng dư thừa tại đó di chuyển.
  • Tránh gặp nhiệt độ đột ngột: Nóng và lạnh thay đổi đột ngột khiến cho bệnh phù chân ở người già thêm nặng nề. Người cao tuổi nên tránh tắm nước quá nóng, mặc ấm khi ra đường thời tiết lạnh.

Có thể bạn quan tâm : Nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn