Phòng viêm phổi mùa lạnh cho người cao tuổi

Viêm phổi thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là vào mùa lạnh, rét, giá, khô hanh. Vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa để giúp người cao tuổi tránh bị viêm phổi.

Viêm phổi mùa lạnh ở người cao tuổi
Viêm phổi mùa lạnh ở người cao tuổi

Tại sao người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi?

Mùa lạnh, khô hanh, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, trong đó bao gồm các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp. Nếu sức đề kháng bị suy giảm hay vì một lý do nào đó như cảm lạnh hay dinh dưỡng kém,…, những vi khuẩn này có thể phát triển và gây bệnh, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.

Mặt khác, đa phần người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, thoái hóa khớp, đái tháo đường, hen suyễn, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, viêm họng mũi mạn tính…) thường tái phát vào mùa lạnh hoặc lạnh thêm khiến sức khỏe người cao tuổi dễ bị suy giảm dẫn đến viêm phổi. Do đó nếu vào mùa lạnh mà người cao tuổi có sức đề khám kém, ăn uống thiếu dinh dưỡng, mặc không đủ ấm, phòng ngủ có gió lùa, tắm nước lạnh,… thì nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là rất cao.

Trường hợp người cao tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào hay sống ở vùng có nhiều khói bụi, vệ sinh môi trường kém vào mùa lạnh bệnh viêm phổi càng dễ xuất hiện.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Viêm phổi – bệnh người cao tuổi ít khi có khởi phát đột ngột, rầm rộ, bệnh thường âm ỉ, không có biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng. Do đó, sốt thường không cao (khoảng 37,30 – 38,00C), đặc biệt có những trường hợp người cao tuổi viêm phổi nhưng không sốt (suy kiệt, suy dinh dưỡng, nằm lâu…).

Đa số các trường hợp là sốt, có kèm theo ho, đau tức ngực, rét run (khoảng 30%). Người bệnh lạnh, sợ gió lùa.

Lúc đầu người bệnh ho khan, sau vai ngày ho có đờm màu xanh, vàng hoặc đục, đôi khi có ít máu. Vì vậy, thỉnh thoảng mới ho, ho thường yếu, tiếng ho không mạnh và ho từng tiếng hoặc cơn ho ngắn kèm theo tức ngực hoặc đau ngực. Bên cạnh đó người bệnh thở gấp, nhanh kèm khó thở, có tiếng khò khè. Khó thở có thể xảy ra ngay khi gắng sức, khi ho và có thể cả khi nghỉ ngơi.

Người bệnh vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, phòng viêm phổi
Người bệnh vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng, phòng viêm phổi

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Theo thời gian, sức đề kháng của người cao tuổi càng này càng suy giảm nên những triệu chứng, biểu hiện của bệnh đôi khi không rõ ràng. Do đó, khi thấy tức ngực, mệt mỏi, sốt nhẹ, ho cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Viêm phổi thường gặp ở người cao tuổi, nhất là vào mùa lạnh nên cần có những biện pháp phòng ngừa chủ động ngay từ bây giờ. Người cao tuổi cần tránh lạnh đột ngột, tắm, rửa bằng nước ấm, buồng tắm kín gió, sau khi tắm cần lau khô người, đầu tóc, mặc quần áo ngay và không nên tắm lâu.

Nếu người cao tuổi sức yếu không tự tắm được, hay tinh thần không minh mẫn nên có sự hỗ trợ của người nhà, người giúp việc.

Người cao tuổi hàng ngày cần được vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Người cao tuổi sử dụng hàm răng giả cần vệ sinh vài ba ngày hoặc hàng tuần một lần.

Vào mùa lạnh, mưa rét, người cao tuổi nên hạn chế đi ra đường, nếu bắt buộc phải đi và không thể trì hoãn, cần thiết mặc ấm, chân tay cần có tất, cổ quàng khăn ấm, đầu đội mũ ấm và đeo khẩu trang. Đồng thời nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng. Người cao tuổi không nên hút thuốc, thay vào đó nên vận động cơ thể hàng ngày bằng các động tác tập thể dục buổi sáng và tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ).

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *