Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi như thế nào?

Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp với nhiều triệu chứng như đau háng, đau gối,…và tình trạng càng nặng hơn khi vận động. Vậy phòng ngừa và điều trị căn bệnh này ra sao?

Người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp

Những vị trí thoái hóa khớp phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người cao tuổi cũng như việc sinh hoạt bình thường. Những vị trí có thể bị thoái hóa khớp bao gồm:

Khớp gối: Những dấu hiệu điển hình là đau khi đi lại nhiều lần, khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm cảm thấy rất khó, nghe có tiếng lắc rắc ở khớp, tình trạng này ngày càng tăng, đôi khi khớp có kèm sưng nóng và có dịch. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn và độ tuổi là trên 50.

Khớp háng: Dấu hiệu là đau và hạn chế vận động khớp háng ở nhiều tư thế nhất là bước cao hoặc dạng chân. Thường gặp ở nam giới thông thường uống nhiều bia hoặc rượu.

Cột sống: Những dấu hiệu điển hình là đau lưng, thoái hóa cột sống như mọc gai, hẹp đĩa đệm,…khi chụp X-quang.

Người cao tuổi nên khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời khi bệnh chưa kiến triển nặng hạn chế vận động hoặc gây cứng khớp.

Thoái hóa khớp có nguyên nhân do đâu, phòng ngừa và điều trị như thế nào?

Theo giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng thì nguyên nhân gây ra bệnh này là do tuổi tác, sự lão hóa các cơ quan trở nên mạnh mẽ trong đó có cơ xương khớp. Đồng thời còn có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi như vi chấn thương xảy ra ở khớp, bị ngã, tai nạn lao động, tại nạn thể thao, béo phì,…hoặc di truyền. Ngoài ra đây có thể là ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm trùng khớp.

Người cao tuổi cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm việc di chuyển, tập thể dục, ăn, uống,…cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống khoa học: Tránh tình trạng béo phì. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất béo như dầu mỡ, các loại kẹo ngọt, bánh, chè, mứt, trái cây chín ngọt như nhãn, vải, thức uống ngọt. Rượu và thuốc lá rất nguy hiểm và có thể gây bệnh cho khớp háng (hoại tử đầu xương đùi). Nên bổ sung vitamin E, A, (dầu thực vật, các loại đậu hạt, ngũ cốc), canxi có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu… ; Vitamin C (cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt, cà chua…), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium..

Người cao tuổi nên có chế độ ăn uống khoa học

Luyện thở và thập dưỡng sinh: Tập dưỡng sinh có rất nhiều động tác ảnh hưởng đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời…Cần phải hít thở sâu khi thực hiện các động tác này từ đó sẽ tăng cường, giúp khí huyết lưu thông sẽ đỡ đau.

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì hiện nay đã có nhiều nghiên cứu ra đời các biện pháp hỗ trợ người bệnh thoái hóa khớp như là: tiêm nội khớp tê bào gốc từ mô mỡ tự thân hay phẫu thuật thay khớp đối với người bệnh thoái hóa nặng hoặc mất chức năng khớp, tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *