Những thông tin bạn cần nắm rõ về về bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng là tình trạng bệnh mà một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và bị rơi ra ngoài qua hậu môn với nhiều mức độ khác nhau.

Bệnh sa trực tràng là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết sa trực tràng là hiện tượng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và bị rơi ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng để gọi tất cả các loại sa với nhiều mức độ khác nhau.

Tuy nhiên không phải lúc nào trực tràng lộn lại và bị rơi ra ngoài cũng là những mức độ tiến triển của cùng một tình trạng bệnh lý, mà thường có các nguyên nhân riêng biệt với các biện pháp điều trị rất khác nhau. Sa trực tràng là dạng bệnh hiếm gặp, mặc dù không gây ra biến chứng nghiêm trọng hay diễn biến phức tạp nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân như tiết dịch vùng hậu môn, són phân, đi cầu khó.

Sa trực tràng được chia làm 2 cấp độ là: Sa không hoàn toàn (chỉ có niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài) và sa hoàn toàn (toàn bộ thành trực tràng bị rơi ra khỏi ống hậu môn).

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc sa trực tràng nhưng bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em 1 – 3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (thường gặp cả sa niêm mạc hoặc sa toàn bộ). Sa trực tràng chiếm tỉ lệ gần 1% trong các bệnh lý về ngoại khoa.

Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng là do đâu?

Tăng áp lực ổ bụng đột ngột và kéo dài:

  • Trẻ em: tiêu chảy, ho gà , fimosis( hẹp bao quy đầu).
  • Người lớn: táo bón, bí tiểu, lỵ, viêm đại tràng mãn, polyp, sỏi bàng quang, fimosis.
  • Người có tính chất công việc phải khuân vác nặng.

Sự suy yếu của các phương tiện ở hậu môn trực tràng:

  • Cơ thắt, cơ nâng hậu môn.
  • Các cân cơ đáy chậu.
  • Trùng nhão dây chằng Parks.
  • Liên kết phần niêm mạc và hạ niêm mạc bị suy giảm hoặc biến mất.

Các khuyết tật bẩm sinh:

  • Mất độ cong sinh lý trực tràng hay góc gấp giữa trục của ống hậu môn và trục trực tràng.
  • Đại tràng sigma dài quá mức.
  • Túi cùng Douglas quá sâu và rộng, khi áp lực bụng tăng khiến túi cùng Douglas gây áp lực lên thành trước trực tràng, dần dần đẩy trực tràng ra ngoài hậu môn là thoát vị trượt.
  • Khuyết tật không đầy đủ các cấu trúc giải phẫu cố định trực tràng nhất là phía sau, không dính vào xương cùng nên di động dễ dàng, trượt xuống và bị sa ra ngoài.
  • Doãng rộng hậu môn.
  • Khuyết tật bẩm sinh hoặc đứt rách do chấn thương hệ thống cân cơ đáy chậu, cơ nâng, cơ thắt hậu môn và hoành chậu hông.
  • Van trực tràng kém phát triển khiến trực tràng dễ sa xuống.
  • Hình thành mạc treo trực tràng.

Dinh dưỡng:

  • Suy dinh dưỡng và thiếu cân do người bệnh ăn uống không đủ chất.
  • Bệnh nhân thiếu vitamin nhóm B.

Triệu chứng thường gặp của bệnh sa trực tràng là gì?

Bệnh nhân có tiền sử sa trực tràng.

Đi tiểu mất kiểm soát với nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy.

Táo bón hay tắc nghẽn đại tiện.

Có cảm giác bị sà xuống.

Bệnh nhân bị chảy máu trực tràng

Tiêu chảy, đi ngoài thất thường.

Theo bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chỉ khi đi đại tiện khối sa có thể nhô ra qua kênh hậu môn, rặn và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, người bệnh cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, tình trạng này kéo dài có thể tiến triển thành sa mạn tính. Sa mạn tính được định nghĩa là sa tự phát, khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày có thể khiến khối sa nhô ra ngoài như đi bộ, đứng lâu, ho và hắt hơi trở nên khó khăn. Mô của trực tràng mạn tính có thể trải qua các thay đổi bệnh lý như dày, gây loét và chảy máu.

Có những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng?

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sa trực tràng thường được điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn và các thuốc khác. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sau cùng vẫn cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh triệt để.

Phân loại phẫu thuật bệnh sa trực tràng phụ thuộc vào mức độ bệnh và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

Cắt bỏ hậu môn đáy chậu: có 2 loại phẫu thuật thường được áp dụng là Altemeier và Delorme. Đặc điểm chung của 2 phương pháp là bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn trực tràng bị sa ra ngoài. Hậu môn đáy chậu đôi lúc được cắt bỏ kèm theo gây tê tủy sống giúp làm giảm các nguy cơ biến chứng và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh.

Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đại tràng xích ma, đoạn ruột già nằm gần trực tràng và hậu môn nhất rồi mới cố định trực tràng vào cấu trúc xương ở phần dưới của tủy sống và khung chậu. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, khi đó so với phẫu thuật truyền thống thì đường mổ nhỏ hơn và bệnh nhân sẽ nằm viện trong thời gian ngắn hơn.

Cố định trực tràng: ít phổ biến hơn, thông thường bác sĩ chỉ thực hiện cố định trực tràng mà không cắt đoạn đại tràng bằng cách sử dụng phẫu thuật bằng robot.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *