Những biểu hiện biến đổi sinh lý ở người cao tuổi

Sức khỏe yếu đi, tóc bạc, đi chậm, lưng còng, mắt mờ, tai kém và ngày càng trở nên khó tính, đó là một trong những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi.

Biểu hiện biến đổi sinh lý ở người cao tuổi

  • Phản xạ chậm

Trang thông tin Sức khỏe người cao tuổi cho biết Càng về già, khả năng phản xạ càng kém đi, việc giao tiếp cũng chậm hơn rất nhiều so với thời trẻ. Việc lắng nghe, tiếp nhận thông tin cũng chậm, cần mất một thời gian để đưa ra câu trả lời.

Phản xạ chậm còn được thể hiện qua việc đi lại chậm chạp, mất nhiều thời gian để di chuyển, kể cả chuyện ăn uống hàng ngày.

Để tránh làm mất lòng cũng như tạo sự thoải mái, nên thông cảm và nhẹ nhàng kiên nhẫn khi chăm sóc người cao tuổi là điều vô cùng cần thiết.

  • Hay quên

Càng cao tuổi, trí nhớ cũng sẽ vì thế mà giảm sút – do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Đây là những tình trạng chung xảy ra với người cao tuổi.

  • Dễ mắc bệnh

Khi tuổi cao, sức khỏe sẽ yếu dần, các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm sút đi nên người già rất dễ mắc các bệnh như: Cảm cúm hay viêm phổi, những bệnh do thay đổi thời tiết.

Cần chú ý bệnh viêm phổi bởi chúng có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, rất nguy hiểm với người cao tuổi. Khả năng hồi phục bệnh của người cao tuổi cũng chậm hơn so với người trẻ. Vì vậy không được quá chủ quan, nếu có các biểu hiện lạ cần đưa người thân tới các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe cũng như điều trị kịp thời.

  • Dễ bị ngã

Dễ ngã là do chân yếu, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể không được tốt. Vì vậy, cần hết sức chú ý, tránh té ngã khi lên hay xuống cầu thang. Việc té ngã ở người cao tuổi rất dễ gãy xương.

Người cao tuổi vì sao hay khó tính?

Ngoài những thay đổi về sinh lý, người cao tuổi còn thay đổi cả về mặt tâm lý. Các chuyên gia trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trả lời cho câu trả lời vì sao tâm lý người cao tuổi lại thay đổi.

Đơn giản là do đến độ tuổi già, thì con người không còn phải cố gắng, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp, công danh nữa. Lúc này chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, thụ hưởng từ những sự cố gắng trước đó đem lại. Có nhiều thời gian rảnh rỗi nên mong muốn con cháu được quây quần.

Nhưng với nhiều gia đình hiện đại, khoảng cách thế hệ không có dành được nhiều thời gian quan tâm ông bà khiến người già cảm thấy cô đơn, buồn bực; tâm lý cảm thấy bản thân không còn có ích cho xã hội.

Từ những suy nghĩ tiêu cực, thất vọng về bản thân mình không còn nhanh nhẹn, hoạt bát như trước, sức khỏe không còn dẻo dai, trí óc không còn minh mẫn, khiến người cao tuổi trở lên khó tính hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *