Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm như thế nào…là điều mà người bệnh quan tâm để chấm dứt những cơn đau do thoát vì gây nên.
- Cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người cao tuổi
- Tìm hiểu các bệnh về da ở người cao tuổi
- Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống và những điều cần biết
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm cột sống không?
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và cột sống ngực, các bác sĩ sẽ chỉ định có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không? Thông thường, phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, trong những trường hợp xuất hiện triệu chứng đau nhức quá mức, chi bị liệt, dùng thuốc giảm đau ít hoặc không có tác dụng và chữa trị bằng phương pháp nội khoa sau khoảng 6 tháng nhưng không có kết quả….
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp có tác dụng nhanh chóng nhưng cũng có tính rủi ro cao. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, rách màng cứng dẫn tới rò rỉ dịch não tủy. Tỉ lệ bệnh tái phát từ 5 đến 10%.
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống bằng cách nào?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định ngoại khoa phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng các biện pháp: mổ hở, nội soi đĩa đệm, giảm áp suất đĩa đệm bằng tia laser….
Trong đó mổ hở là phương pháp khá phổ biến. Mổ hở thoát vị đĩa đệm được tiến hành trong trường hợp bệnh nhân có mức độ tổn thương nhất định. Hạn chế của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống này là có thể gây nhiễm trùng và đau nhức khi vận động, vùng mổ bị viêm hay dính rễ thần kinh….
Mổ nội soi đĩa đệm: là kỹ thuật khác trong phẫu thuật điều trị đĩa đệm thoát vị. So với mổ hở thì kỹ thuật này giúp người bệnh phục hồi nhanh và tỉ lệ nhiễm trùng thấp hơn. Tuy nhiên phương pháp này vẫn gây ra những biến chứng nhất định.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng kỹ thuật giảm áp suất của đĩa đệm bằng các tia laser có mục đích giảm áp suất chèn ép đối với hệ thống rễ dây thần kinh. Nếu không may mắn, người bệnh có thể gặp biến chứng có thể gặp biến chứng khi thực hiện phương pháp này là: tỉ lệ bị liệt dây thần kinh thấp, viêm đĩa đệm…
Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống bằng cách nào?
Địa chỉ phẫu thuật bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở đâu?
Để đảm bảo mức độ an toàn và đạt được kết quả cao nhất, người bệnh nên tiến hành phẫu thuật tại các bệnh viện chữa thoát vị đĩa chuyên khoa uy tín, đầu ngành. Một số địa chỉ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống bạn có thể tham khảo như: bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM….
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, có 5 – 15% bệnh nhân bị tái phát sau 6 tháng hoặc lâu hơn. Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi sau khi mổ, bệnh nhân cần tránh các hoạt động mạnh ở cột sống, lưng, tránh trường hợp tái phát xảy ra.
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm như nào?
Trước khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định có phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay không.
Tùy thuộc vào dạng thoát vị, triệu chứng thoát vị đĩa đệm và kỹ thuật mổ sẽ có những mức chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khác nhau, vì thế rất khó nói con số chính xác. Tuy nhiên chi phí trung bình cho một ca phẫu thuật thoát vị đệm ước tính từ 30 – 50 triệu đồng.
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm như nào?
Làm cách nào để chữa khỏi thoát vị đĩa đệm mà không cần mổ?
Mổ thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng khiến không ít người dè chừng. Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu hoặc chưa đến mức độ quá nặng, các sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bệnh nhân nên điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng nhiều phương pháp khác như luyện tập thể dục, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, vật lý trị liệu…
Trên đây là một số thông tin tổng quan về phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Hi vọng sẽ giúp bạn có những hiểu biết chính xác về phương pháp này và cân nhắc điều trị bệnh kỹ càng.
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn