Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của người cao tuổi

Thoát vị đĩa đệm bệnh lý người cao tuổi thường gặp. Thay vì chịu đựng cơn đau âm ỉ từ căn bệnh này, hãy cùng hiểu về bệnh để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của người cao tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của người cao tuổi

Thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh của người cao tuổi và những người thường xuyên làm việc nặng do yếu tố lão hóa cơ thể và những hoạt động thể chất mang lại. Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ là bệnh người cao tuổi thường gặp ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tàn phế vĩnh viễn nếu người người cao tuổi không được điều trị kịp thời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Những cơn đau vùng cổ, gáy rồi lan ra 2 vai xuông cánh tay, đau lưng, đau cột sống, đau tại các khủy khớp xương trong thời gian dài…thì có thể bạn đã mắc bệnh thoát vị đĩa đệm! Khi mắc bệnh, cuộc sống của người cao tuổi bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các cơn đau nhức âm ỉ thường xuyên, cần đến một chế độ nghỉ ngơi hợp lý cùng một phương pháp điều trị thích hợp, tích cực để làm giảm đau. Điều này không chỉ gây tốn kém về tiền bạc, mất thời gian, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh người cao tuổi thường gặp bởi nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương bị mòn dần theo thời gian làm cho các khớp xương chèn ép vào dây thần kinh gây cảm giác đau nhức kéo dài. Các dạng tồn tại chính của Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi bao gồm: thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống, và thoát vị đĩa đệm mất nước.

Đi tìm nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Theo báo cáo của Hội Cột sống học Hoa Kỳ, bệnh Thoát vị đĩa đệm chiếm 2 – 3% dân số thế giới. Độ tuổi mắc thoát bị đĩa đệm trung bình từ 53,4 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ.và có nguy cơ ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.

Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm xuất phát từ việc đĩa đệm bị lồi ra, chèn lên dây thần kinh ảnh hưởng cơ thể, làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu ở một bên của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh đau lưng ở người cao tuổi chỉ là 1 triệu chứng phổ biến , bên cạnh đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm còn phải đối mặt với những cơn đau khủng khiếp của xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân…

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, và tùy từng cá thể sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng bệnh khác nhau. Hiểu được tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm của mình giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất để phục hồi bệnh nhan chóng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm người cao tuổi

Tùy vào từng vị trí thoát vị đĩa đệm có những biểu hiện bệnh khác nhau, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phổ biến nhất là đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay, cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay làm suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Bên cạnh những cơn đau mỏi, lực của tay cũng bị giảm đáng kể khi hoạt động các vận động như: cầm, nắm, xách, vác… Một số trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ còn gặp những triệu chứng như: đau bốc lên đỉnh đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức hốc mắt…

Nguyên nhân chính gây ra bệnh người cao tuổi này là do khi cơ thể mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào hệ thống tổ chức dây thần kinh gây ra các cơn đau.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

Các dấu hiệu chính của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là: đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn, triệu chứng đau tăng lên, co thắt từng cơn được nhìn thấy rõ nhất khi ho hoặc khi đi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi ngửa.. Nhiều trường hợp người bệnh bị những cơn đau thắt lưng dữ dội do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khiến bệnh nhân phải nằm nghiêng bất động.

Đau mỏi, tê liệt tay chân là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đau mỏi, tê liệt tay chân là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Có thể nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách chính xác nhất thông qua các biểu hiện thông thường của một đĩa đệm thoát vị như sau:

  • Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác như kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
  • Đau, tê yếu ở lưng dưới và một chân, cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
  • Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
  • Đau dữ dội khi hoạt động với các mức độ đau khác nhau.

Trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, cần tránh một số hoạt động có thể gây áp lực nhiều hơn trên các dây thần kinh, hoặc làm cơn đau của bạn càng đau hơn. Những hành động nên tránh bao gồm: đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài, ho hoặc thậm chí là cười to, làm việc quá sức…có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi.

Tập thể dục là cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bài tập cũng sẽ làm các chấn thương không phát triển và có thể ngăn ngừa chấn thương tương tự xảy ra lần nữa ở vị trí khác. Tuy nhiên với đối tượng người cao tuổi đã quá tuổi để tập những bài tập tốt cho đĩa đệm như bơi lội, đi bộ…thì vật trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm hoặc châm cứu bấm huyệt là phương pháp điều trị bệnh lý người cao tuổi tối ưu nhất.

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi hiệu quả

Điều trị thoát vị đĩa đệm có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Tùy vào mức độ, vị trí, các biến chứng của bệnh và độ tuổi của người cao tuổi như thế nào, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chính bao gồm:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây Y:

Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh hiện tượng đau và chống viêm sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra người bệnh có thể được bổ sung các loại thuốc giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Sử dụng đúng và đủ liều lượng có thể giúp tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm thuyên giảm nhanh chóng, tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không giải quyết được dứt điểm bệnh. Vì thế thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhanh và phải điều trị lâu dài.

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y:

Thuốc Đông Y không có tác dụng giảm đau nhanh như thuốc kháng sinh, tuy nhiên phương thức này có tác dụng với cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên bên trong. Thời gian điều trị kéo dài và chặt chẽ là khó khăn lớn nhất mà người bệnh phải đối mặt khi áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đệm này.

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Vật lý trị liệu:

Việc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và liệu trình điều trị bằng máy vật lý trị liệu có thể mang lại kết quả khả quan chỉ sau một thời gian ngắn. Phương pháp Vật lý trị liệu chữa phình đĩa đệm có thể kéo giãn cột sống, làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại tình trạng như ban đầu.

  • Các biện pháp khác:

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác như: Mặc áo nẹp cột sống giúp cố định đĩa đệm, tắm suối khoáng, tắm bùn , sử dụng phương pháp chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, áp dụng chế độ dinh dưỡng người cao tuổi…Trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng và các biện pháp điều trị khác đã không còn có tác dụng, tùy vào sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật cho người bệnh để định hình lại chức năng ban đàu cho cột sống.

Tập thể dụng giúp người cao tuổi điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Tập thể dụng giúp người cao tuổi điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu không may mắn bị mắc bệnh dù cho bất cứ nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng  cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong thời kỳ đầu, người bệnh nên nằm nghỉ trên giường, hạn chế đi lại vận động mạnh, nên nằm ngửa trên ván cứng có đệm lót kheo làm co nhẹ khớp gối và háng. Để quá trình chống lại bệnh tật đạt kết quả tối đa, bên cạnh việc điều trị theo các biện pháp y học, hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được tư vấn khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường khó kiểm soát!

Khi phát hiện các dấu hiệu bị bệnh, hãy nhanh chóng đến các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm một cách sớm nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và tránh những biến chứng nguy hiểm sau này!

Các phương pháp phòng chống thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng đợi đến khi tuổi đã cao, cơ thể lão hóa mới tiếc sự phung phí sức khỏe của mình, bởi căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Những phương pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất được bác sĩ khuyên dùng như sau:

  • Những người hay làm việc lâu với 1 tư thế như nhân viên văn phòng nên đổi tư thế mỗi giờ để đảm bảo cho đĩa đệm giảm áp lực. Có thể nghỉ ngời, chườm nóng hoặc tắm nước nóng, tự xoa vuốt các khớp cổ lưng tay chân khi thấy cột sống hoặc xương khớp bị đau.
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng và xây dựng chế độ sinh hoạt, luyện tập lành mạnh bằng các bài tập tốt cho xương khớp là bí quyết sống vui khỏe cho người cao tuổi.
  • Không khiêng vật nặng quá sức mình vì trọng tải của cột sống vì đĩa đệm có giới hạn nhất định, nếu bạn cố gắng quá sức sẽ khiến cấu trúc cơ thể bị hornh, làm tăng khả năng cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Không nên hoạt động mạnh một cách đột ngột, khi chuyển tư thế cần san sẻ lực một cách từ từ. Lưu ý luôn giữ đúng tư thế đứng thẳng cho cột sống cho bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, bế trẻ em, lái xe…

Bên cạnh việc rèn luyện cơ thể cho khỏe mạnh, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ bây giờ để có một cuộc sống vui vẻ, năng động, có tích cho cộng đồng và gia đình khi về già.

Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *