Nguyên nhân và giải pháp cho chứng ho về đêm ở người cao tuổi

Giống như tên gọi của căn bệnh, ho về đêm là căn bệnh khiến người cao tuổi ho về ban đêm, cơn ho có thể từng cơn hoặc ho dai dẳng, liên tục.

Chứng ho về đêm

Trang thông tin Sức khỏe người cao tuổi cho biết: Chứng ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Tìm hiểu về các cơn Ho

Ho là một phát thở ra mạnh và đột ngột. Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi…

Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Người ta có thể chủ động ho nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ.

Nguyên nhân ho về đêm ở người cao tuổi do đâu?

Ban ngày có khi chỉ ho húng hắng chốc nhát, không có dấu hiệu của cúm hay viêm họng, nhưng khi ngủ trưa hoặc ban đêm thì lại bị ho, thậm chí ngứa họng phải khậm khoạc và ho dai dẳng, liên tục. Ho về đêm ở người lớn có thể do các yếu tố sau:

  • Do viêm xoang

Khi bị viêm xoang, các xoang viêm sẽ bị tắc, gây ngạt mũi, các chất nhầy chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhầy này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.

  • Do hen suyễn

 Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan. Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và yếu tố tác động. Triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh. Nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể kích phát bệnh hen suyễn, khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm nhiều, nặng ngực…

  • Trào ngược axit

 Bệnh trào ngược axit cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi dẫn đến ho. Nếu nguyên nhân gây ho và khó chịu về ban đêm đã được xác định thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu, việc trào ngược sẽ giảm đi và sẽ bớt ho.

Theo các bác sĩ tại một trường Cao đẳng Dược khuyên rằng: Với tình trạng bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày (kể cả trẻ em và người lớn) kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng…, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được dùng thuốc và tư vấn cách trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân và giải pháp cho chứng ho về đêm ở người cao tuổi

Các giải pháp đối với chứng ho về đêm

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là với người cao tuổi. Phải dè chừng khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt…, bệnh nhân cần được khám xét cẩn thận.

Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm…

Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều, nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi…

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày nóng lạnh thất thường. Người bệnh cần năng luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch – đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật…, không  ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.

Nên xông hơi nóng cho đường mũi họng bằng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Việc hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc, giúp  khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch. Xem thêm thông tin tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *