Những nỗi khổ của người cao tuổi bị mắc bệnh Alzheimer

Là căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, Alzheimer không những làm cho sức khỏe suy giảm người cao tuổi mà khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Trí nhớ giảm dần

Một biểu hiện điển hình trở ngại ký ức của các bệnh nhân bị mắc Alzheimer đó là quên những việc vừa xảy ra nhưng không quên những việc xa xưa. Điều này khiến những người xung quanh cảm thấy khá phiền toái và mệt mỏi bới những gì mà cha mẹ mình đang phải đối mặt.

Tuy nhiên khi bệnh trở lên nặng hơn thì ngay cả những ký ức về trước kia cũng bị hoàn toàn lãng quên.

Không thể hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày

Theo các chuyên gia tại một trường Cao đẳng Dược cho biết Đây là căn bệnh khiến nhiều người cảm thấy khiếp sợ vì sự ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống. Có những việc nhẽ ra bệnh nhân có thể làm, thì nay không biết làm nữa. Hoặc có thể vừa làm vừa quên khiến cuộc sống đôi khi trở lên rất mệt mỏi.

Khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ

Bệnh nhân có thể nói những điều mơ hồ khó hiểu hoặc thậm chí hoàn toàn mất khả năng ngôn ngữ.

Không định hướng được về không gian và thời gian

Không biết hôm nay là ngày tháng năm nào, không rõ bản thân đang ở nơi đâu, ra khỏi cửa là không tìm được đường về nhà đó cũng là một trong những hậu quả của bệnh Alzheimer mang đến. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn người bệnh còn không nhận ra được người xung quanh như con cháu, vợ hoặc chồng.

Khả năng lý giải và khả năng suy đoán giảm

Thời tiết biến đổi cũng không thể lựa chọn loại quần áo cho phù hợp, ví dụ: giữa mùa hè thì mặc áo bông, mùa đông giá rét thì mặc áo cộc tay. Không theo kịp với tư duy suy nghĩ của người đối diện khi nói chuyện, không thể lý giải dù là những sự việc nhỏ.

Đa nghi, hoang tưởng

Đại đa số vấn đề suy nghĩ hoang tưởng đó là quan niệm bị người khác hãm hại, ví dụ khi đồ đạc của mình để sai vị trí, liền cho rằng bị người khác ăn trộm, hoặc nghi ngờ bạn đời không còn chung thủy với mình.Gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, mất đi sự chủ động. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng mất đi cảm hứng khi giao tiếp với người khác, từ chối các hoạt động tập thể.

Làm thế nào để hạn chế căn bệnh Alzheimer

Mặc dù đây là căn bệnh người cao tuổi thường gặp nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị triệt để.

  • Để hạn chế tình trạng bệnh cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta nên vận động thích hợp điều độ, có thể lựa chọn đi bộ hoặc bơi lội, vận động tay cũng rất quan trọng,
  • Thường xuyên làm những công việc thủ công đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉ phức tạp để thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ.
  • Sống tích cực vui vẻ cởi mở, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Tránh uống rượu, hút thuốc một cách quá độ, sinh hoạt điều độ có quy luật.
  • Có một nghiên cứu đã chứng minh, những người uống hơn 0.3 lít rượu một ngày dễ mắc bệnh. Ngủ đủ giấc, mỗi tối nên ngủ đủ từ 7-9h, buổi trưa ngủ từ 20 -30 phút.
  • Chú ý trong ăn uống sinh hoạt, tránh hấp thu quá lượng muối và các loại chất béo động vật.
  • Trò chuyện chia sẻ nhiều với những người xung quanh, giữ mối quan hệ giao tiếp với mọi người….

Những việc làm tuy đơn giản nhưng lại giúp chúng ta cải thiện đang kể trí nhớ của não bộ. Giúp cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ tránh được nhiều bệnh tật khác.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *