Cần làm gì khi trẻ bị hen phế quản?

Hen phế quản là một trong các bệnh lý ở trẻ em có tỷ lệ mắc ngày càng cao. Sự gia tăng được cho là có liên quan đến ô nhiễm môi trường. vậy cần làm gì khi trẻ bị hen phế quản?

Cần làm gì khi trẻ bị hen phế quản?

Cần làm gì khi trẻ bị hen phế quản?

Nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ em

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp kết hợp với sự tăng tính phản ứng của phế quản dẫn đến hạn chế  lượng khí lưu thông và các triệu chứng hô hấp (co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và tăng tiết dịch phế quản). Nguyên nhân gây hen phế quản được cho là thuộc 4 nhóm chính:

  • Nhóm các yếu tố miễn dịch học: Dị ứng là nguyên nhân quan trọng nhất gây hen phế quản ở trẻ em ( hen phế quản ngoại sinh – hen dị ứng). Những dị ứng nguyên hay gặp là: Bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật (chó, mèo…), nấm mốc, gián… Những trẻ bị hen phế quản dạng này thường có kháng thể IgE trong cơ thể đặc hiệu với yếu tố gây dị ứng ( kháng nguyên) do vậy khi làm test da với kháng nguyên sẽ cho phản ứng dương tính.
  • Do yếu tố thần kinh – thể dịch: Tác động của hệ giao cảm và phó giao cảm ở đường thở được cho là ảnh hưởng tới phản ứng gây hen phế quản, giảm hoạt động hệ giao cảm – tăng hoạt động phó giao cảm là nguyên nhân gây ra hen phế quản. Các yếu tố thể dịch như Histamin, leucotrien được giải phóng từ các phản ứng miễn dịch dị ứng gây co cơ trơn phế quản hoặc gián tiếp qua kích thích phó giao cảm làm khởi phát cơn hen.
  • Do các yếu tố nội tiết: Hen phế quản thường nặng lên trong thời kỳ trước hành kinh, trong bệnh Basedow, hen thường giảm khi đến tuổi dậy thì. Đặc điểm thay đổi về hệ nội tiết được cho là nguyên nhân tác động.
  • Do yếu tố tâm lý: Các rối loạn tâm lý như cảm xúc mạnh có thể làm khởi phát cơn hen, làm cho hen nặng và khó điều trị hơn.

Trên lâm sàng thực tế hen phế quản được chia làm 2 loại chính là hen liên quan đến dị ứng và hen không  liên quan đến dị ứng. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, hen dị ứng là hen liên quan đến dị nguyên xác định gây phản ứng tại chỗ. Hen không dị ứng là hen khởi phát bởi các yếu tố không đặc hiệu như: Khói, không khí lạnh, virus đường  hô hấp… hen không dị ứng là loại hen phế quản hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của hen phế quản

Với hen dị ứng cơn hen cấp và rất điển hình với các đặc điểm: Bệnh thường xảy ra khi BN tiếp xúc với dị nguyên, khi thời tiết thay đổi hoặc xảy ra về đêm. Thường có các dấu hiệu trước như: Ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy mũi… sau đó ho tăng dần, ho khan, khó thở ra ( thở cò cử từng cơn). Khám phổi thấy hiện tượng khí phế thũng, nghe phổi có ral rít, ral ngáy. Điều trị bằng thuốc giãn phế  quản dạnh khí dung như salbutamol, corticoid có kết quả nhanh.

Hen không dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng  không điển hình, các thể thường gặp như:

  • Hen phế quản kèm với nhiễm virus đường hô hấp, cơn hen với nguyên nhân là do nhiễm virus đường hô hấp sẽ khởi đầu bằng ho, sốt, sổ mũi, sau đó trẻ bắt đầu khò khè, khó thở, ho thành cơn… khám thấy ral ẩm, ral rít, ral ngáy. Các triệu chứng thường kéo dài theo diễn tiến của bệnh. Điều trị bằng thuốc giãn phế quản ít đáp ứng
  • Hen phế quản ở những trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, trẻ hay nôn trớ, chậm tăng cân, hay bị khó thở thành đợt và thường khó thở về đêm. Khám thấy hiện tượng khí phế thũng, ral ngáy, ral rít, ral ẩm.
  • Hen phế quản với biểu hiện ho nhiều về đêm, ho dai dẳng trên 1 tháng, khám phổi không thấy ral, khi dùng theophilin đường uống có đáp ứng tốt.

Việc xác định hen phế quản, thể hen giúp cho thầy thuốc sử dụng thuốc điều trị hiệu quả. Bản thân người bệnh biết cách phòng tránh cơn hen và xử trí cơn hen tại cộng đồng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *