Bệnh tiểu đường ở người già có thể tự chữa trị tại nhà hay không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nên việc có thể tự điều trị bệnh cho người già tại nhà hay không là điều mà nhiều người tìm hiểu.

Bệnh tiểu đường ở người già rất khó nhận biết

Bệnh tiểu đường ở người già rất khó nhận biết

Khác với những căn bệnh người cao tuổi thông thường khác, khi người già mắc bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng rất nhẹ như chán ăn, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều. Do các triệu chứng này thường không điển hình nên dễ chủ quan và nhầm lẫn sang các căn bệnh  khác nên thường rất khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai. Chỉ có một số ít trường hợp có biểu hiện biến chứng mãn tính hoặc lầm sàng như: Nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, Cholesteron, xơ cứng động mạch vành…Hoặc biến chứng liên quan đến thị lực bằng việc thông qua kiểm tra hóa nghiệm mới phát hiện ra bệnh tiểu đường ở người già.

Ngoài ra, người cao tuổi khi bị bệnh đái tháo đường vẫn có dáng vẻ hồng hào khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng nên rất dễ bị chủ quan, coi thường. Có khá nhiều trường hợp, bệnh đã quá lâu mà không phát hiện kịp thời, dễ bị xơ cứng động mạch nhỏ ở thận, mức độ đường ở thận đã tăng cao. Bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh khi được đến bệnh viện kiểm tra đường huyết thì mới chẩn đoán không chính xác. Vì rất khó phát hiện nên người thân nên đưa người già đến các trung tâm y tế để thăm khám sức khỏe định kì, sớm phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường nếu có.

Cách điều trị và chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường tại nhà

Để điều trị bệnh tiểu đường tại nhà thì cần pahir phân biệt được tiểu đường type 1 và type 2 ở người cao tuổi để có chế độ luyện tập và chế độ ăn uống cho phù hợp nhất. Tất cả các trường hợp chăm sóc người già cao tuổi bị bệnh đái tháo đường cần điều trị thường xuyên và duy trì chế độ ăn ít đường thường xuyên và lâu dài mới có thể giảm thiểu tình trạng bệnh tiểu đường.

Cách điều trị và chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường tại nhà

Theo giảng viên đào tạo  Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nếu trong quá trình điều trị uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ, cần cho người cao tuổi uống thuốc điều trị đúng giờ, đúng liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, uống thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, người cao tuổi phải đối mặt với tác dụng phụ vì thế người chăm sóc cần phải lưu ý theo dõi những thay đổi bất thường trên. Đặc biệt, chú ý quan sát người cao tuổi ngay sau khi uống thuốc, tập thể dụng để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời. Để phát hiện ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột, bạn nên kiểm tra đường huyết nếu dưới 10mg/dL thì nên cho người cao tuổi uống 1 nửa cốc ép trái cây hay 1 thìa cà phê đường để khắc phục tình trạng giảm huyết áp đột ngột trong quá trình điều trị.. Sau đó 15 phút nên kiểm tra lại đường huyết tăng lên đến 70mg/dL. Khi đó, người nhà nên chăm sóc người già bị bệnh bằng một bữa nhẹ như bánh mỳ, gạo, sữa …để ngăn chặn việc giảm đường huyết.

Thông thường sau bữa ăn người cao tuổi bị đái tháo đường thường có biểu hiện bị tăng huyết áp. Lúc này lượng đường trong máu phổ biến tăng lên 200mg /dL. Nếu huyết áp tăng quá cao, người bệnh dễ mắc các triệu chứng như khát nước, mệt mỏi, đi tiểu nhiều…Nếu người nhà không phát hiện kịp thời thì người rất có thể dẫn tới hôn mê, rất nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu đó là trong thực đơn bữa ăn có quá nhiều thức ăn có chứa carbohydrate, hoặc người bệnh quên không uống thuốc hoặc uống không đủ liêu. Một số nguyên nhân khác rất có thể là người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc căng thẳng. Trong quá trình điều trị tại nhà, cần chú ý đến tình trạng người cao tuổi bị hôn mê sâu, mất ý thức hoặc bị lẫn. Trong trường hợp đó, nên đưa bệnh nhân khẩn trương kịp thời đi cấp cứu, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *