Bật mí cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

Hiện nay thời tiết trở lạnh dẫn đến gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Sau đây chuyên trang Sức khỏe người cao tuổi sẽ bật mí một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ.

Những cách nào phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Trường hợp người cao tuổi nào dễ bị đột quỵ nhất?

Đột quy hay còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là căn bệnh cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra đột ngột do đó nếu không xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây di chứng nặng nề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người cao tuổi.

Những người cao tuổi nếu có tiền sử đái tháo đường, bệnh tim mạch, rung nhĩ, loạn nhịp tim, tăng mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp, bệnh thận mãn tính, người nằm lâu sau thay khớp, phẩu thuật, người đang chữa ung thư, người ít vận động thể thao,…

Phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết bệnh đột quỵ thường gia tăng ở người cao tuổi khi trời trở lạnh và cách tốt nhất để phòng tránh chính là thực hành những biện pháp phòng bệnh:

1/ Cần thực hiện khám định kỳ và lưu ý các chỉ số về đường máu, huyết áp, mỡ máu,….từ đó đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời. Người cao tuổi cần có một máy đo huyết áp, cân sức khỏe để theo dõi định kỳ.

2/ Thực hiện và duy trì những thói quen có ích cho sức khỏe như giảm sử dụng rượu, bia, thuốc là, ngủ trước 23h , tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày một cách vừa phải như đi bọ, đạp xe, dưỡng sinh, Gym, Yoga,…

3/  Tránh những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe như ăn mặn, ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ, thực phẩm công nghiệp,…Nên ăn uóng đủ bữa có thể chia nhiều bữa ăn với thực phẩm như rau, hạt, quả, củ, cá tươi.

4/ Hạn chế ngồi lâu hoặc duy trì một tư thế vì sẽ dẫn đến hình thành cục huyết khối làm tắc mạch máu não, mạch vành, mạch phổi,…Nếu phải ngồi lâu như ngồi ô tô đường dài, máy bay,…nên ép dãn cơ thể, vươn thở, co duỗi chân tay,…

Người cao tuổi cần hạn chế ngồi lâu một tư thế

5/ Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM lưu ý người cao tuổi nên sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian tránh tự ý điều chỉnh liều, thời điểm dùng thuốc nhất là với thuốc mỡ máu, huyết áp, tiểu đường,…

6/ Tránh những tác động đột ngột như bê vật nặng, thay đổi nhiệt độ đột ngột. Người cao tuổi nên chỉ hoạt động nhẹ nhàng và tăng dần đều, nếu mởi ngủ dậy không nên ra khỏi giường ngay mà hãy từ từ khởi động thân thể một lúc.

7/ Người cao tuổi cần thay đổi cách nhìn về cuộc sống theo hướng lạc quan, tích cực và trân quý cuộc sống hằng ngày. Việc căng thẳng quá mức sẽ kích thích thần kinh làm gia tăng nguy cơ biến cố tim mạch.

8/ Cần lưu ý những dấu hiệu có khả năng báo trước những nguy cơ tai biến như đột ngột đau nhức đầu, cầm đồ vật tự nhiên rơi, nói chuyện khó khăn, lắp bắp, tự nhiên đỗ gụt. Trong trường hợp này nên kiểm tra dấu hiệu khó khăn khi huýt sáo, méo miệng, không nói vành chữ a,…và sau đó gọi cấp cứu ngay. Tuyệt đối không được cho họ ăn uống bất cứ thứ gì. Xem thêm thông tin Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *