Đau dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Bệnh có liên quan mật thiết đối với chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Mức độ nguy hiểm của căn bệnh nấm da
- Bệnh Gaucher và những điều cần biết
- Tác dụng của than hoạt tính trong đời sống hằng ngày
Những lưu ý trong dinh dưỡng cho người đau dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, với tỷ lệ dân số mang yếu tố nguy cơ lên đến 70%. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
Người bị đau dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Với bệnh nhân bị đau dạ dày nên sử dụng tăng cường các thực phẩm mang đến công dụng tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực phẩm có khả năng chữa lành các vết thương, vết loét dạ dày. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, giúp giảm khả năng tiết axit.
Chuối
Loại quả được xem là được xem là thực phẩm thân thiện với người bệnh dạ dày, có tác dụng giảm viêm dạ dày. Vì chưới là quả có khả năng trung hòa được lượng axit vượt quá ngưỡng cho phép. Ngoài ra, chuối còn cung cấp lượng đường và tinh bột tốt cho các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường ruột. Thông tin này cũng được đăng tải trên trang tin tức sức khỏe và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.
Cơm
Là đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, và đặc biệt tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid. Cơm có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, giúp cơ thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày từ đó làm giảm nguy cơ tiêu chảy.
Nghệ và mật ong
Trong đông y, người ta thường điều trị bệnh đau dạ dày bằng bài thuốc tinh bột nghệ và mật ong. Do nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Còn mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Nghệ và mật ong rất tốt cho người bị đau dạ dày
Đậu bắp
Đậu bắp có chứa nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất có trong quả đậu nhớt có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các tổn thương và chữa lành các vết thương.
Sữa chua
Trong các sản phẩm sữa chua có nhiều probiotic, enzyme mang đến công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Khi sử dụng sữa chua, người bệnh nên chú ý nên sử dụng sữa chua không béo, loại sữa chua này có tác dụng làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ưu tiên sử dụng các nhóm thực phẩm dễ tiêu như bánh mì, canh, soup, các loại nước ép hoa quả chứa ít axit, nước dừa,
Nhóm thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày – tá tràng
Người bệnh liên quan đến dạ dày không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, các loại trà, các món cay, nóng. Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng các món ăn được chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ như gà rán.
Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: đã mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng cần hạn chế sử dụng các loại trái cây có vị chua chứa hàm lượng axit cao như cam, chanh, quýt, xoài, khế, các món có vị chua như mẻ, dấm ăn.
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… các loại nước ngọt, nước trái cây có ga….
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn