Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường không có một giấc ngủ đêm trọn vẹn, có nhiều người cảm thấy buồn ngủ sớm và nửa đêm tỉnh giấc thì không ngủ lại được. Những vấn đề này khiến họ muốn ngủ nhiều vào ban ngày.

Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi?

Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi?

Người trưởng thành cần ngủ 8 giờ một đêm để khi thức dậy cảm thấy tỉnh táo và nhiều năng lượng nhưng khi càng nhiều tuổi hơn, chúng ta thường gặp một vài rắc rối về giấc ngủ.

Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi?

Rất nhiều người cao tuổi cảm thấy buồn ngủ rất sớm vào chập tối hoặc một số người cảm thấy khó đi vào giấc ngủ khi đi ngủ, hoặc một số lại không thể ngủ trọn vẹn được cả đêm. Họ cũng có thể đột nhiên tỉnh dậy giữa đêm và không thể ngủ lại được nữa.

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Khi càng nhiều tuổi thì chu kỳ thức – ngủ cũng không hoạt động một cách hợp lý nữa. Một số thói quen xấu như: hút thuốc, uống rượu, uống cà phê là thủ phạm gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân tiếp theo có thể do người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính, do đau hoặc do thuốc đang sử dụng khiến cho người bệnh thức giấc. Người cao tuổi cũng như người trưởng thành có thể bị một số triệu chứng như rối loạn cử động chi có tính chu kỳ, ngừng thở khi ngủ, hội chứng động đậy chân.

Chu kỳ thức – ngủ thay đổi ở người cao tuổi như thế nào?

Chu kỳ thức – ngủ ở người vào khoảng 24 giờ. Những thay đổi nhiệt độ của cơ thể theo thời gian và chu kỳ thức – ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Các dao động đó được vận hành một cách bình thường với nhau nhưng nếu rối loạn giấc ngủ chúng lại bất đồng.

Chu kỳ thức - ngủ thay đổi ở người cao tuổi như thế nào?

Chu kỳ thức – ngủ thay đổi ở người cao tuổi như thế nào?

Các rối loạn chu kỳ thức – ngủ có thể gặp thoáng qua hoặc thường xuyên. Thay đổi múi giờ sẽ gặp loại thoáng qua. Người cao tuổi hay gặp kiểu ngủ sớm. Người cao tuổi thức dậy tự nhiện sớm hơn vào buổi sáng do quá trình lão hóa, họ cảm thấy buồn ngủ hơn và đi ngủ sớm hơn vào buổi tối. Cách tốt nhất để cải thiện là thay đổi cách thức làm việc, thể dục đều đặn tốt hơn là dùng thuốc ngủ.

Rượu và thuốc ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?

Lạm dụng một số loại thuốc: thuốc ngủ (các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương) hoặc uống rượu trước lúc đi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ. Lạm dụng thuốc quá mức và khi ngừng thuốc có thể gây mất ngủ. Những người dùng thuốc ngủ thường xuyên và kéo dài thường bị tỉnh vào nửa đêm và gần sáng đó cũng là rối loạn giấc ngủ. Khi hiệu quả của thuốc giảm đi, hiện tượng thức giấc sớm vào buổi là do cai thuốc một phần xảy ra mỗi đêm.

Nếu bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc gây ra biểu hiện ban ngày như căng thẳng thần kinh, bồn chồn, đau cơ toàn thân, nặng hơn là lú lẫn, có giật, ảo giác làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Tương tự với uống rượu nặng trong thời gian kéo dài. Nhưng nếu ngừng rượu từ từ, bất thường giấc ngủ chỉ xảy ra vài tuần và trở về bình thường trong vòng khoảng 2 tuần.

Có thể làm gì để ngủ tốt hơn?

Có thể làm gì để ngủ tốt hơn?

Có thể làm gì để ngủ tốt hơn?

  • Không ngủ trưa quá 20 phút
  • Cố gắng đi ngủ sớm khoảng 21h và thức dậy vào một giờ nhất định đều đặn hằng ngày.
  • Không uống rượu vào buổi tối đặc biệt là rượu nặng sát giờ đi ngủ
  • Không uống cà phê sau bữa ăn trưa.
  • Không cố gắng nằm trên giường quá lâu để đi vào giấc ngủ. Sau khoảng 30 phút mà chưa ngủ được thì nên dậy và vận động nhẹ nhàng như là nghe nhạc nhẹ, đọc sách rồi quay trở lại đi ngủ khi đã buồn ngủ.
  • Tham khảo bác sĩ xem liệu loại thuốc bạn đang sử dụng có khiến bạn mất ngủ không?
  • Nếu bệnh tật làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Cố gắng thể dục thể thao một ít mỗi ngày. Luyện tập hằng ngày giúp người cao tuổi dễ ngủ hơn.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *