Bệnh dại là một bệnh lý truyền nhiễm do virus gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Khi mắc bệnh dại chúng ta nên xử trí như thế nào?
- Mách bạn 6 mẹo để có giấc ngủ ngon
- Nguyên nhân nào gây nên chứng ù tai?
- Tìm hiểu về tai biến truyền máu do miễn dịch
Bệnh dại có chữa được không thưa bác sĩ?
Theo chia sẻ từ Chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) tại mục tin y dược, bệnh dại có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, tránh xa động vật hoang dã và đến trung tâm y tế sau khi phơi nhiễm trước khi các triệu chứng bắt đầu.
Bệnh dại là bệnh gì?
Bệnh dại là bệnh lý truyền nhiễm do virus nguy hiểm. Virus có thể lây sang người và vật nuôi thông qua vết cắn hoặc cào bởi một con vật dại. chó là động vật mang bệnh dại thường gặp và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người trên khắp thế giới là do chó cắn.
Virus dại gây tổn thương hệ thống thần kinh trung ương cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh dại có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, tránh xa động vật hoang dã và đến trung tâm y tế gần nhất tiêm vaccin phòng dại khi bị đông vật cắn.
Triệu chứng nhận biết bệnh dại
- Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với bệnh dại khác, virus dại di chuyển đến hệ thống thần kinh trung ương trước khi xuất hiện các triệu chứng. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Thời gian ủ bệnh thay đổi phụ thuộc vị trí phơi nhiễm, loại virus dại và khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại có thể rất giống với bệnh cúm bao gồm mệt mỏi, sốt, ho, đau hong, đau đầu. Ngoài ra người bệnh còn cảm giác khó chịu, châm chích hoặc ngứa ở vị trí vết cắn.
- Giai đoạn cấp tính: Người bệnh rối loạn chức năng não, lo lắng, nhầm lẫn và kích động, mê sảng, hành vi bất thường, ảo giác, chứng sợ nước và mất ngủ. Thời kỳ cấp tính của bệnh thường kết thúc sau 2 đến 10 ngày. Một khi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại xuất hiện, căn bệnh này hầu như luôn gây tử vong và điều trị thường mang tính hỗ trợ. Cho đến nay, chưa đến 20 trường hợp sống sót ở người do bệnh dại đã được ghi nhận và chỉ có một số ít người sống sót không có tiền sử điều trị dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm.
Triệu chứng nhận biết bệnh dại
Bệnh dại lây truyền như thế nào?
- Virus bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp thông qua tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng, nước bọt hoặc mô não, hệ thần kinh từ động vật bị nhiễm bệnh.
- Thông thường người khỏe mạnh nhiễm virus dại thông qua vết cắn của động vật bị bệnh. Một số trường hợp bị bệnh thông qua vết trầy xước hoặc vết thương hở tiếp xúc với nước bọt hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm khác từ động vật dại.
- Các loại tiếp xúc khác như vuốt ve động vật dại hoặc tiếp xúc với máu, nước tiểu hoặc phân của động vật dại không có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Dự phòng sau phơi nhiễm với virus dại
Dự phòng sau phơi nhiễm là phương pháp điều trị cần thiết cho nạn nhân bị cắn sau khi tiếp xúc với bệnh dại. Điều này ngăn chặn virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.
– Rửa sạch và điều trị tại chỗ vết thương càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus dại bằng các chất sát khuẩn
– Tiêm Vaccin bệnh dại tại trung tâm y tế gần nhất
Điều trị hiệu quả ngay sau khi tiếp xúc với bệnh dại có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng và tử vong.
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại bằng cách nào?
- Tiêm phòng cho thú cưng của bạn: Đặc biệt chó và mèo cần được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm giúp bảo vệ chúng và gia đình bạn.
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại bằng cách nào?
- Kiểm soát thú cưng: Băng cách đeo rọ mõm và xích giữ chó khi đi ra ngoài, không thả chó hoặc vật nuôi khác lang thang ra các khu vực công cộng đông người như công viên, khu dân cư.
- Cân nhắc tiêm vaccin bệnh dại nếu bạn đi du lịch: Nếu bạn đi du lịch đến một quốc gia nơi bệnh dại là phổ biến và bạn sẽ ở đó trong một thời gian dài, hãy xin tư vấn bác sĩ của bạn về vấn đề này
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hậu – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur )(suckhoenguoicaotuoi.edu.vn)