Polyp túi mật là bệnh lý phổ biến đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta, chúng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt nam nữ khi mắc bệnh.
- Khi về già ở với ai?
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Bạn biết gì về bệnh Polyp túi mật?
Bệnh polyp túi mật là căn bệnh người cao tuổi thường xuyên mắc phải, hiếm gặp hơn ở trẻ em nhưng trẻ em cũng là đối tượng cần lưu ý khi mắc phải chứng bệnh này. Theo các số liệu thống kê, tại khu vực châu Á tỷ lệ polyp túi mật ở người trưởng thành trong khoảng 4% đến 7%. Hầu hết các polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn có một số trường hợp là ung thư, vì vậy rất khó để các Bác sĩ chuyên khoa có thể chuẩn đoán bệnh và phát hiện nếu như người bệnh không khám và chữa trị sớm.
Polyp túi mật là gì?
Tìm hiểu về bệnh Polyp là cách hiệu quả nhất để bệnh nhân sớm phát bệnh và có hướng điều trị bệnh kịp thời. Theo Bác sĩ chuyên khoa, túi mật là một túi rỗng bên trong có chứa nhiều mật, đồng thời chúng là một cấu thành của hệ thống đường dẫn mật có nhiệm vụ tích mật và cô đặc mật, tham gia điều hòa bài tiết mật giúp tiêu hóa thức ăn nuôi dưỡng cơ thể. Bệnh Polyp túi mật thường được gọi là một u nhú niêm mạc tuyến mật, chính là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Hầu hết Polyp túi mật đều thuộc dạng lành tính, chỉ có khoảng 8 % bệnh nhân mắc căn bệnh này chuyển thành các u ác tính và di căn ung thư trên các bộ phận cơ thể…Căn bệnh này có thể phát hiện nhờ các lần siêu âm tổng quát trên cơ thể hay siêu âm ổ bụng.
Kích thước Polyp túi mật quyết định bệnh có nghiêm trọng hay không?
Kích thước Polyp túi mật có quan trọng hay không?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khi bệnh nhân mắc bệnh polyp túi mật thì việc đầu tiên người ta không chú ý đến nguyên nhân hay triệu chứng như các căn bệnh thông thường mà người ta sẽ chú ý đến kích thước của polyp túi mật, vì polyp túi mật càng lớn thì càng có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao. Theo nghiên cứu khoa học, khi Polyp lớn hơn 1 cm có nhiều khả năng là bệnh nhân đã mắc ung thư, vì vậy các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị để cắt bỏ túi mật ở bệnh nhân có polyp túi mật lớn và ngược lại.
Nguyên nhân gây bệnh Polyp túi mật
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nhân tố polyp túi mật nhưng hầu hết nguyên nhân chính là do đường mật và hệ tiêu hóa bị suy giảm, từ đó kéo theo các bệnh rối loạn chức năng gan mật, khiến nồng độ đường trong máu cao và nồng độ mỡ trong máu tăng, đồng thời những người béo phì, nhiễm virut viêm gan cũng có nguy cơ mắc các căn bệnh này. Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình bệnh nhân từng có người mắc bệnh thì những người trong gia đình hoặc thế hệ sau cũng có thể mắc căn bệnh này.
Phát hiện bệnh Polyp túi mật thông qua các lần siêu âm ổ bụng
Polyp túi mật có triệu chứng gì?
Theo nguồn Tin sức khỏe, polyp túi mật thường được phát hiện khi bệnh nhân tình cờ khi kiểm tra vùng bụng bằng siêu âm hoặc có triệu chứng đau bụng thường xuyên. Có khoảng 6-7% bệnh nhân mắc polyp túi mật có triệu chứng đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn, ăn chậm tiêu, thấy co cứng nhẹ vùng da bụng ở dưới sườn phải. Khi bệnh nhân thực hiện siêu âm thì các Bác sĩ chuyên khoa có thể nhìn thấy hình ảnh tăng âm bám trên bề mặt túi mật, đồng thời không thấy bóng cản, khi siêu âm quay người thì không thấy thay đổi theo tư thế người bệnh thì đây là điểm nhấn để các bác sĩ chuyên khoa phân biệt với sỏi mật, nhưng nếu chỉ thực hiện phác đồ siêu âm thì không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính để có chỉ định phẫu thuật. Hầu hết siêu âm có thể nhìn thấy hình ảnh chung của polyp túi mật là một bóng giống polyp mọc vào trong lòng túi mật, chúng nằm bất động và có hình cuống dài. Nếu là các polypcholesterol thường có kích thước nhỏ với tỉ lệ trên 90% là dưới 10mm, còn lại đều nhỏ hơn 5mm. Nếu là adenoma thì có kích thước lớn hơn, đơn độc, không cuống với mạch máu bên dưới và độ phản âm trung bình.
Do Polyp túi mật không có triệu chứng cụ thể mà chỉ có thể phát hiện qua hình ảnh siêu âm nên mọi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và sớm có hướng điều trị bệnh kịp thời. Phương pháp phòng ngừa và điều trị sẽ được các chuyên gia tư vấn sức khỏe đề cập trong bài viết tới, bạn có thể tiếp tục theo dõi hoặc cập nhật thông tin sức khỏe trên các Trang tin tức Y tế uy tín để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn