8 vấn đề cần lưu ý đối với bàn chân ở người cao tuổi

Cũng như những phần khác trong cơ thể người cao tuổi, đôi bàn chân cũng sẽ bị lão hóa theo thời gian gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày.

Tìm hiểu những vấn đề của đôi bàn chân ở người cao tuổi

8 vấn đề sẽ xảy ra ở đôi bàn chân người cao tuổi

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng thì khi chúng ta già đi bàn chân sẽ không còn đàn hồi tốt, sức mạnh cũng giảm đi đáng kể cùng nhiều yếu tố khác xảy ra do quá trình lão hóa. Vì vậy người cao tuổi cần lưu ý 8 vấn đề sau để chăm sóc sức khỏe đôi bàn chân:

1. Viêm khớp : Tình trạng viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng nam giới vào khoảng 10% và phụ nữ là 13% ở độ tuổi trên 60 tuổi. Các khớp cổ chân, mắt cá chân, khớp ngón chân cái, khớp bàn ngón chân thường bị ảnh hưởng… Ngoài ra sự tích tụ tinh thể axit uric xung quanh khớp gây ra các cơn đau cấp tính, đây được gọi là bệnh gút. Căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người cao tuổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Móng chân thay đổi: Người cao tuổi thường thì móng chân sẽ dày hơn đồng thời yếu và dễ gảy nguyên do là sự suy giảm hormone Estrogen và testosterone.  Dẫu rằng việc chăm sóc móng đúng cách có thể cải thiện đáng kể vẻ ngoài của móng tuy nhiên không đủ để ngăn hoàn toàn những thay đổi liên quan đến sự lão hóa. Đồng thời sự thay đổi móng chân cũng cảnh bảo nguy cơ về bệnh tim, bệnh phổi, bệnh gan, nấm móng, ung thư móng…

3. Khô da: Gót chân và da người cao tuổi có thể sẽ nứt nẻ và sần sùi do sự suy giảm collagen trầm trọng. Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ rằng người cao tuổi nên sử dụng các loại kem dưỡng, vệ sinh chân. Đừng để bị các vết nứt sâu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng bàn chân. Ở những người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng là viêm mô tế bào.

4. Dày sừng tiết bã: Người cao tuổi có thể gặp tình trạng này, tuy rằng u da lành tính và thường bị nhầm với mụn cóc nhưng chúng có thể gây ngứa hoặc kích ứng khi đi giày. Do khó phân biệt với u da ác tính nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, kết cấu hoặc hình dạng để sớm điều trị bệnh kịp thời.

5. Vấn đề tuần hoàn: Máu lưu thông kém dẫn đến tích tụ chất lỏng ở chi dưới gây ra hiện tượng phù ở mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra tình trạng phù còn liên quan đến các bệnh gặp ở người lớn tuổi, chẳng hạn như: Suy tim; Bệnh thận mãn tính; Xơ gan và các bệnh gan khác…Nếu bị tắc nghẽn có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch sâu, viêm mạch bạch huyết,..

Tuần hoàn máu ở chân người cao tuổi kém

6. Ngón chân quặp: Khớp của người cao tuổi trong một số trường hợp bị uốn cong bất thường do đi giày bó hoặc cao gót nhiều năm.  Sự phân bố trọng lượng không đồng đều lên các khớp và dây chằng của bàn chân làm khớp ngón chân cái trở nên không ổn định và dễ tổn thương gây sưng đau hoặc cứng khớp,…Để khắc phục, có thể dùng miếng đệm ngón chân, nẹp và giày dép vừa vặn có thể giúp giảm bớt phần nào cảm giác khó chịu và đau nhức.

7. Bàn chân bẹt : Do sự lão hóa nên các mô liên kết sợi được gọi là dây chằng có thể bắt đầu xơ cứng, làm giảm chiều cao của vòm chân, dẫn đến sụp vòm chân gây ra tình trạng bàn chân bẹt. Tình trạng này khiến hàng loạt hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như là đau gót chân, cột sống, xương hông, đầu gối, sưng mắt cá,…Ngoài ra tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mất cân bằng cơ thể, dễ té ngã.

8. Thoái hóa gân Achilles: Với vai trò quan trọng trong cử động của bàn chân do đó khi thoái hóa gân sẽ làm ảnh hưởng khả năng hoạt động linh hoạt cổ chân, bàn chân và ngón chân, thậm chí có thể ảnh hưởng tới việc đi, đứng bình thường. Nguy cơ bị rách, đứt gân này nếu người cao tuổi vận động quá mức như nhảy mạnh, chạy nhanh trên các bậc cầu thang…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *