Bệnh thoát vị đĩa đệm với những biểu hiện như đau lưng, đau mỏi vai gáy…là các triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Đi tìm nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở…
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần hạn chế điều gì?
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để phục…
4 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm
Sự thật là không phải ai bị đau đĩa đệm cũng có kiến thức về bệnh để biết mình nên làm gì và hạn chế điều gì để chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Dưới đây là 4 lời giải giúp bạn trả lời những thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm và cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi tối ưu nhất.
Câu 1: Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì ?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi gây ra những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài. Về cơ bản bệnh được chia thành hai vùng: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Thoát vị ở cột sống cổ là vị trí rất khó để phát hiện nhưng rất dễ để cảm nhận cơn đau khi bệnh đã phát tác. Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ thường khu trú ở vùng phía sau cổ (gáy), sau đó lan dần lên chẩm hoặc xuống vai, để lại cảm giác đau nhức nhối khó chịu cho người bệnh. Cơn đau ở cổ thường “đến và đi” rất nhanh, do đó rất khó để xác định được điểm đau cột sống.
- Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:
Thoát vị đĩa đệm lưng biểu hiện ở cơn đau ngang thắt lưng và đau liên sườn, cơn đau có thể chạy dọc vùng mông lan xuống chân, gây tê bì chân hoặc đau kéo căng cơ chân khi cúi, ngửa… Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng khiến người bệnh phải nằm ở một tư thế để giảm cảm giác đau nhức do bệnh lệch đĩa đệm gây nên.
Câu 2: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh dễ mắc, khó chữa. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể chữa trị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn nếu khám thoát vị đĩa đệm sớm và có phương pháp điều trị đúng cách.
Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi hiệu quả như: Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm…
Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến đời sống người cao tuổi
Câu 3: Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Trong trường hợp tình trạng bệnh đã năng, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng để ngăn ngừa khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, nhằm tránh nguy cơ liệt cột sống, thậm chí là liệt toàn thân cho bệnh nhân.
Bác sĩ phẫu sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser… để lấy khối thuật thoát vị đĩa đệm ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp có thể gây ra nhiều rủi ro nhất bởi nếu sức khỏe bệnh nhân không ổn định, tay nghề bác sĩ phẫu thuật không cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Đồng thời, phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.
Câu 4: Các phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phòng bệnh thoát vị đệm trước khi bệnh xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn là điều cần thiết, bởi thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dưới đây là những cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp như: bơi, đạp xe, yoga, tập dưỡng sinh… tránh vận động mạnh, động tác khó.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đồ ăn giàu canxi. Tăng cường các vitamin A, C, D, thực phẩm giàu omega 3, Uống nhiều nước. Hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức, chú ý quan sát khi tham gia giao thông để ngăn ngừa tai nạn xảy ra.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện nhanh nhất các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như nhiều căn bệnh khác, từ đó lên kế hoạch điều trị bệnh một cách kịp thời, hiệu quả.
Trên đây là giải đáp 4 thắc mắc thường gặp nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi. Chúc bạn có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh !
Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn