Đi tìm nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt người cao tuổi. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm để phòng bệnh hiệu quả.

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi do ảnh hưởng của lão hóa. Thông thường cơ thể con người có 24 đốt sống có thể cử động, các đốt sống không dính trực tiếp vào nhau mà được ngăn cách bởi các khoang giữa đốt sống gọi là đĩa đệm, giúp cột sống có thể cử động uyển chuyển và giảm sóc cho cơ thể linh hoạt hơn.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống đều có thể bị ảnh hưởng bởi thoát bị đĩa đệm. Tuy nhiên vị trí thường gặp nhất cũng như gây ra nhiều bất tiện nhất là vị trí thấp vùng lưng. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm khác nhau, tuy nhiên dù nguyên nhân nào cũng đều có các dấu hiệu chung là những cơn đau âm ỉ với người bệnh. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm vùng lưng gây chứng đau thắt lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa gây ra chứng đau tọa lưng (đau thắt lưng và lan xuống chân).
  • Thoát vị đĩa đệm vùng cổ gây đau cổ gáy, nếu ảnh hưởng tới rễ thần kinh cánh tay sẽ gây ra các cơn đau cổ, vai và cánh tay cùng một bên.

Tuy nhiên, những đau đớn chỉ là một “góc khuất” mà thôi. Nếu không nhận biết được nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm và điều trị kịp thời, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chèn vào rễ thần kinh, tủy sống làm teo cơ, teo chi, nặng hơn là gây ra tàn phế suốt đời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính như sau:

  • Nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên:

 Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống… là yếu tố thuận lợi để gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ tuổi từ 50 tuổi có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy giảm mạnh. Thực tế bắt đầu từ năm 30 tuổi, đĩa đệm sẽ không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách…. Khiến cho chỉ cần cơ thể phải chịu một lực tác động mạnh vào cột sống  như gặp chấn thương hoặc làm việc gắng sức…có thể khiến nhân nhày qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống, hình thành những cơn đau âm ỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

  • Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai và quá tải trọng lượng cũng có thể làm tăng áp lực gánh nặng thêm cho cột sống gây tình trạng thoát vị đĩa đệm.

  • Do yếu tố di truyền:

Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp. Tỳ lệ người trẻ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn nếu trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm .

  • Các nguyên nhân khác:

Các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp khác bao gồm: Do béo phì, đi giày cao gót, hút thuốc hay chỉ đơn giản là mang ví nặng trong túi…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Chúng ta vẫn lầm tưởng đây là “bệnh người già”, tuy nhiên thực tế bất kỳ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân của căn bệnh này.

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động, những tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng trực tiếp khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời. Ngoài ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm còn phải đối mặt với nhiều tác hại khác như:

  • Mắc chứng tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn khi dây thần kinh vùng thắt lưng cùng bị chèn ép.
  • Teo cơ chi, mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn.
  • Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm tốn kém, đòi hỏi trong khoảng thời gian dài khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh gây ra các cơn đau thắt lưng cục bộ, đau dội mạnh khi ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…
  • Rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương.
  • Gây ra các hội chứng đau khập khễnh cách hồi, rối loạn vận động, khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình.

Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để hiểu rõ các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, từ đó xây dựng cho mình cách phòng chống bệnh hiệu quả là cách để chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.

Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *