Tìm hiểu về căn bệnh chắp ở mắt

Chắp ở mắt là một trong những căn bệnh thường gặp ở mắt. Đây là căn bệnh khá lành tính có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chắp lẹo sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Những kiến thức cần biết về bệnh chớp mắt

Chắp mắt là bệnh gì?

Tình trạng mí mắt trên hoặc mí mắt xuất hiện nốt nhọt bị sưng nên do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn sẽ gây ra chắp ở mắt.

Chắp ở mắt bao gồm hai dạng chính là chắp bên trong và chắp bên ngoài. Trong đó, chắp ngoài sẽ xuất hiện nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt có kích thước to bằng hạt đậu. Còn chắp bên trong nốt u sẽ nằm bên trong nên khó có thể quan sát thấy. Căn bệnh chắp mắt rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lẹo mắt (bệnh viêm tuyến bã nhờn ở mí mắt) nhưng chỗ u trên mí thường nhỏ hơn và không đau.

Bệnh chắp mắt chủ yếu do viêm tuyến dầu ở mí mắt gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu, tạo thành có nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Nhiệm vụ của tuyến dàu này là cung cấp độ ẩm cho bên trong mắt tuy nhiên chúng lại rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém, thời gian lâu có thể gây vỡ và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là một căn bệnh người cao tuổi thường gặp ở những người già có mắt kém hoặc thường xuyên mắc các bệnh về mắt.

Bệnh chớp mắt có thể tự khỏi tuy nhiên cần tới gặp bác sĩ nếu bệnh có các biểu hiện nghiêm trọng

Dấu hiệu nhận biết bệnh chắp mắt

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở bệnh chắp mắt là cảm giác cộm lên từ bên trong hoặc có nốt u đỏ trên mí mắt và chúng có thể to dần lên nhưng không gây đau.

Bên cạnh triệu chứng trên, chúng ta còn có thể bắt gặp một số triệu chứng khác như chảy nước mắt, thị lực bị suy giảm; khá nhạy cảm với ánh sáng;…

Các biện pháp phòng ngừa chắp

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với chất bẩn.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi bằng cách đeo kính hoặc sử dụng dung dịch nước nhỏ mắt để làm sạch mắt.

– Không nên dùng tay dụi mắt, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

Một số điều lưu ý khi bị chắp

– Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.

– Không trang điểm vùng mắt hoặc dùng kính sát tròng khi đang bị lẹo và chắp.

– không được tự ý chữa chắp bằng cách nặn mủ hay tra thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Bệnh nhân thường xuyên bị chắp và lẹo nên đi làm sinh thiết. Xét nghiệp này có thể giúp bác sĩ nhãn khoa xác định liệu nguyên nhân thực sự có phải do tình trạng hay bệnh nào khác nghiêm trọng ở mắt.

Chắp mắt có thể tự khỏi trong một tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ bị chắp mắt vì bệnh có thể cản trở thị lực.

Mặc dù bệnh chắp mắt có thê tự khỏi trong một thời gian ngắn nhưng người bệnh vẫn nên đi khám nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu thị lực bị cản trở hoặc mất thị lực do chắp mắt quá lớn gây ra.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *