Tìm hiểu căn bệnh mụn rộp ở môi

Mụn rộp ở môi hay còn gọi là Herpes môi, đây là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do một loại virus HSV. Bệnh thường biểu hiện chủ yếu ở quanh môi, má và miệng.

Bệnh herpes môi thường tự khỏi và có thể được điều trị tại nhà.

Bệnh herpes môi thường tự khỏi và có thể được điều trị tại nhà.

Herpes môi là bệnh gì?

GV Nguyễn Thảo – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại Tin tức Y Dược như sau: “Bệnh Herpes môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV) hình thành những vết phồng rộp nhỏ từng đám trên môi và xung quanh miệng. Mụn nước ở môi là triệu chứng đặc trưng của bệnh mụn rộp, do virus Herpes simplex-1 gây ra. Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc hệ miễn dịch suy giảm thì loại virus này mới phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.”

Đối tượng mắc mụn rộp ở môi

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh Herpes khi tiếp xúc với virus HSV đều. Tuy nhiên, Không ai mang virus này cũng có biểu hiện bệnh. Bệnh chỉ phát khi người đó có hệ miễn dịch yếu vì bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu khỏi hơn.

Ngoài ra, đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi khi bị nhiễm virus HSV có thể gây sốt cao, nổi mụn khắp miệng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù bệnh có thể lành khá nhanh.

Triệu chứng của bệnh Herpes môi

Bệnh Herpes dễ nhận biết nhất là các vết mụn rộp quanh miệng và trên môi. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện khác như miệng bị đau; sốt; đau họng; chảy nước dãi đối với trẻ nhỏ….

Mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng và bệnh thường phát triển nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát sau này.

Sau khi bị nhiễm, virus HSV sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ gây tái đi tái lại. Bệnh mụn rộp ở môi tái diễn thường xuất hiện ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên, khi chưa có biểu hiện mụn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa, tê, hơi nhói, nóng, căng hoặc đau ở vùng bị nhiễm bệnh.

Sự lây nhiễm Herpes môi

Virus lây bệnh Herpes môi thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Khả năng mắc bệnh xảy ra khi người lành tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch từ người bệnh như ăn uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh hoặc dao cạo, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người ấy. Herpes môi cũng có khả năng lan tới các vùng khác của cơ thể.


Triệu chứng của bệnh Herpes môi

Điều trị bệnh Herpes môi

Bệnh Herpes môi chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết, người bệnh mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 1 -2 tuần. Nhưng dùng thuốc có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và đôi khi ngăn chặn bệnh bùng phát sau này.

Khi điều trị bệnh mụn rộp miệng khởi phát, các loại thuốc uống kháng virus có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm thời gian lành bệnh.

Trong trường hợp mụn rộp tái phát, để làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc mỡ hoặc kem bôi cục bộ hoặc thuốc uống kháng virus (tuy nhiên ít tác dụng khi mụn đã sưng to) …

Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu và bị phát bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc liều cao để kiểm soát các triệu chứng và liều hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát.

Ngoài ra, người bệnh có thể uống nhiều nước và các chất lỏng khác nhằm tránh mất nước hoặc dùng một toa thuốc súc miệng mạnh để giảm đau.

Người bệnh có thể tự điều trị ở nhà bằng cách súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng;  Giảm tối đa căng thẳng, lo âu; Bổ sung sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây; không chạm tay vào vùng vết thương để tránh lây lan sang vùng khác và nhớ rửa tay sau khi bôi thuốc.

Ngăn ngừa Herpes môi tái phát

Người bệnh có thể giảm khả năng tái phát bệnh rộp môi nhờ một số thói quen sau:

Tránh để đôi môi tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá lâu và nên sử dụng kem chống nắng cho môi trong mọi thời điểm .

Với người bệnh Herpes nên tránh tiếp xúc thân mật.

Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể kích thích phát bệnh. Không nên ăn các loại hạt, socola, hoặc gelatin.

Tránh dùng chung dụng cụ vệ sinh, bao gồm khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hoặc các đồ dùng cá nhân khác mà người bệnh có thể đã sử dụng.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là phương pháp tốt nhất giúp phòng chống nguy cơ lây nhiễm Herpes môi cũng như nhiều căn bệnh khác do virus gây ra.

Theo Nguyễn Thảo – suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *