Tìm hiểu cách thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, họ thường có cảm giác buồn ngủ rất sớm vào buổi tối hoặc cảm thấy khó buồn ngủ khi đi ngủ hoặc không thể ngủ được cả đêm. Họ cũng có thể thức giấc rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được nữa.

Tìm hiểu cách thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Tìm hiểu cách thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần được ngủ bao nhiêu thời gian

Hầu hết những người trưởng thành cần ngủ khoảng 8 giờ một đêm để khi thức dậy cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo, người cao tuổi cũng vậy. Nhưng khi càng nhiều tuổi, chúng ta có thể gặp phải vài rắc rối về giấc ngủ. Có nhiều cách để có thể ngủ tốt hơn hoặc ngủ để cảm thấy mình được nghỉ ngơi đầy đủ.

Giấc ngủ thay đổi như thế nào ở người cao tuổi?

Người cao tuổi có thể cảm thấy buồn ngủ rất sớm vào buổi tối hoặc cảm thấy khó buồn ngủ khi đi ngủ hoặc không thể ngủ được cả đêm. Họ cũng có thể thức giấc rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại được nữa. Những vấn đề này có thể khiến cho người cao tuổi rất buồn ngủ vào ban ngày.

Các nguyên nhân được cho là ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi là rối loạn chu kỳ thức- ngủ, chu kỳ này dường như hoạt động một cách không hợp lý nữa. Một vài thói quen sống như: uống rượu, uống cà phê, hút thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, rồi loạn giấc ngủ có thể do một số bệnh hoặc do đau khiến người bệnh không ngủ được hoặc do thuốc khiến cho người bệnh thức giấc. Người cao tuổi cũng như mọi lứa tuổi khác đều có thể bị một số rối loạn giấc ngủ như ngừng thở khi ngủ, hội chứng động đậy chân hoặc rối loạn cử động cho có tính chu kỳ.

Rượu và thuốc ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?

Việc sử dụng rộng rãi và lạm dụng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc ngủ, thuốc an dịu, hoặc uống rượu trước lúc đi ngủ…) có thể gây rối loạn giấc ngủ. Sự dung nạp hoặc ngừng thuốc có thể gây mất ngủ phụ thuộc thuốc. Các tác dụng gây ngủ ngắn hạn hoặc các hiệu quả duy trị giấc ngủ của thuốc mất đi và bản thân bạn hoặc bác sỹ thường tăng liều kết hợp với thuốc khác. Các biểu hiện giấc ngủ đặc hiệu có thể do cai thuốc một phần, thậm chí vẫn tiếp tục dùng thuốc và thường bị giải thích nhầm là hội chứng mất ngru dai dẳng. Những người dùng thuốc ngủ thường xuyên và kéo dài bị rối loạn giấc ngủ do sự thứ tỉnh thường xuyên kéo dài trên 5 phút, thường vào nửa đêm gần sáng. Vì hiệu quả của thuốc giảm đi, hiện tượng cai thuốc một phần xảy ra mỗi đêm và góp phần gây thức giấc sớm vào buổi sáng. Ngừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc liều cao hàng ngày có thẻ gây ra rồi loạn giấc ngủ với các biểu hiện ban ngày như bồn chồn, căng thẳng thần kinh, đau cơ toàn thân, trong trường hợp nặng có các triệu chứng cai thuốc như lú lẫn, ảo giác, có giật. Uống rượu nặng trong thời gian dài cũng như hưởng nặng nền đến giấc ngủ. Nếu bạn ngừng rượu đột ngột có thể kéo dài thời điểm buồn gnru, giảm lượng ngủ toàn bộ; nặng có thể phát triển hội chứng cai rượu nhiếm độc cấp tính. Nếu ngừng từ từ, bất thường giấc ngủ có thể xảy ra một vài tuần và hầu hết đều trở về bình thường trong còng 2 tuần.

Có thể làm gì để ngủ tốt hơn?

Cố gắng đi ngủ sớm và thức dậy vào một giờ nhất định hàng ngày.

Cố gắng không ngủ trưa quá 20 phút.

Không uống đồ uống có cà phê sau bữa ăn trưa.

Không uống rượu vào buổi tối. Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng nó lại làm cho bạn tỉnh giấc vào giữa đêm.

Không nằm trên giường quá lâu để cố gắng ngủ. Sau khoảng 30 phút mà vẫn chưa ngủ được thì hãy dậy và làm việc gì đó nhẹ nhàng trong một lúc như là đọc sách, hoặc nghe nhạc nhẹ rồi quay trở lại đi ngủ khi đã buồn ngủ.

Hỏi bác sĩ xem liệu loại thuốc bạn đang dùng có khiến bạn mất ngủ không?

Đi khám bác sĩ nếu thấy bệnh tật làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Cố gắng luyện tập một ít mỗi ngày. Luyện tập có thể giúp người cao tuổi dễ ngủ hơn.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *