Chăm sóc người cao tuổi là công việc không đơn giản. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh cho người cao tuổi càng cần thiết sự kiên nhẫn, chu đáo, tỉ mỉ và tình cảm yêu thương, cái “tâm” đối với người cao tuổi.
- Bác sỹ chia sẻ cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi
- Hỏi đáp cùng chuyên gia: Làm sao để hạn chế tổn thương ở người cao tuổi?
Trong khi người cao tuổi thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi. Do vậy, người chăm sóc phải biết quan tâm đến nhu cầu tâm lí lẫn sinh lí của người cao tuổi một cách phù hợp; sự tinh ý và các kĩ năng cần thiết để giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc người cao tuổi hiệu quả:
Để người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội. Cần tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để họ cảm thấy thoải mái, thư giãn khi được tiếp xúc với nhiều người, được trao đổi, tâm tình, chia sẻ với các bạn cùng trang lứa, giúp giảm bớt cảm giác chán nản, mệt mỏi, cô đơn thường thấy.
Các hoạt động tập thể, xã hội có thể đơn giản từ việc tham gia các nhóm tập thể dục, dưỡng sinh, khiêu vũ, đạp xe, chơi thể thao cùng nhau; tham gia các hội nhóm, CLB, các hoạt động làng xã ở địa phương. Đồng thời luyện tập các bài thể thao phù hợp sẽ giúp cơ thể người cao tuổi thêm dẻo dai, khỏe mạnh, tạo động lực sống vui, sống khỏe.
Những người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn, trống trải khi phải ở nhà một mình. Vì vậy, con cháu, người thân, hàng xóm láng giềng, bạn bè hãy thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc người cao tuổi vào những ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi. Sự quan tâm thăm hỏi sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy được quan tâm, bớt đi sự tự ti vì cô đơn, là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
Theo bạn Nguyễn Minh Hải hiện đang đang là sinh viên ngành Điều dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Sự động viên, hỏi thăm từ người thân trong gia đình đối với người cao tuổi tưởng chừng rất đơn giản lại đang trở nên rất khó khăn trong các gia đình hiện đại vì thời gian để làm việc và học tập đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong ngày của con cháu người cao tuổi. Sự quan tâm có thể bằng nhiều cách như gọi điện hỏi thăm, cho các cháu lên chơi với ông bà, đưa ông bà đi du lịch cùng gia đình…
Hiện cấp ủy, chính quyền và Hội người cao tuổi các địa phương đang tích cực nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau theo Quyết định 1336 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có hoạt động tình nguyện viên chăm sóc tại nhà. Thông qua CLB, người cao tuổi cô đơn, có hoàn cảnh khó khăn được các tình nguyện viên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện, hỗ trợ các công việc gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn tược… Đây là mô hình mang tính nhân văn sâu sắc, hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở địa phương.
Chia sẻ với phóng viên, giảng viên Phạm Minh Châu đang giảng dạy môn Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi chuyên ngành Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Do đặc thù tuổi tác suy giảm chức năng đề kháng, miễn dịch và hệ thống tiêu hóa nên người cao tuổi thường mắc rất nhiều loại bệnh như huyết áp, tim mạch, trí nhớ, xương khớp… Trong đó, đa số những bệnh này đều không thể chữa dứt điểm, thường trở nên mạn tính và tăng nặng theo thời gian. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kì là vô cùng cần thiết nhằm phát hiện sớm các bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời giúp hạn chế hoặc điều trị dứt điểm ngay từ khi bệnh còn mới. Điều trị các chứng bệnh người cao tuổi rất khó khăn và mất nhiều thời gian, đồng thời khả năng hồi phục của người cao tuổi cũng rất kém, nên phát hiện bệnh càng sớm chừng nào thì hiệu quả điều trị càng tốt chừng đó. người cao tuổi nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày Chế độ ăn uống của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người cao tuổi.
Con cháu cần lưu ý một số vấn đề khi cho người cao tuổi ăn: người cao tuổi không nên ăn quá no. Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành 5, 6 bữa trong ngày. Món ăn phải bảo đảm mềm, dễ tiêu hóa, thực phẩm đa dạng, chế biến nhiều cách khác nhau để tạo cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Chế độ dinh dưỡng giàu thực vật Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn dành cho người cao tuổi.
Chế độ ăn hằng ngày nên có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt. Không nên ăn nhiều nội tạng động vật (như tim, gan, lòng, dạ dày). Ăn nhiều hơn các loại cá, tôm, cua bổ sung canxi cho cơ thể. Giảm bớt chất béo, chất ngọt trong bữa ăn. Không nên ăn mặn hoặc chua quá.