Bác sỹ chia sẻ cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, lúc này xương khớp đã bị lão hóa dễ gãy và lún cột sống gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Thầy Đoàn Văn Tú đang là giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu chia sẻ: Loãng xương là một bệnh lý do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Xương khi bị lão hóa có tình trạng xương xốp, giòn, thưa và giảm khối lượng xương. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau. Nhìn chung, người cao tuổi khi bị loãng xương sẽ có những cơn đau dữ dội, thoái hóa xương khác làm cho việc di chuyển, làm việc gặp khó khăn làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.

Nguyên nhân nào dẫn tới người cao tuổi bị loãng xương?

Do tuổi tác: Càng lớn tuổi cơ thể lão hóa càng nhanh dẫn tới nhiều hệ lụy, khi đó cơ thể giảm hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu đặc biệt là canxi để xương khỏe mạnh, làm suy yếu cấu trúc xương. Thêm vào đó chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi không hợp lý thiếu các dưỡng chất cần có cho xương nên nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi ngày càng tăng cao.

Ít vận động: Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, tập thể dục nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không có nhiều làm giảm đi việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, người cao tuổi không vận động, tập luyện các bài thể dục nâng cao sức khỏe xương khớp cũng dẫn tới tình trạng loãng xương.

Mắc bệnh lý mãn tính: Người cao tuổi mắc các bệnh về đường tiết niệu, nội tiết,.. sử dụng các loại thuốc ức chế canxi làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Dấu hiệu cho thấy bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh thường phát triển thầm lặng không có dấu hiệu nào để phát hiện sớm, các triệu chứng đặc trưng thường xuất hiện khi đã có biến chứng, bệnh trở lên nghiêm trọng:

  • Đau nhức xương kéo dài, dữ dội.
  • Gãy xương sau té ngã dù ở mức độ nhẹ.
  • Gù vẹo cột sống do đốt sống bị lún, xẹp.
  • Cơn đau thường kèm theo chứng co cứng các cơ dọc cột sống ở khu vực thắt lưng và lan sang hai bên mạn sườn.
  • Khi bị đau người cao tuổi có xuất hiện thêm các triệu chứng ớn lạnh, chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.

Các phương pháp điều trị loãng xương ở người cao tuổi

Giảng viên Nguyễn Văn Mạnh hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp những phương pháp giúp điều trị loãng xương ở người cao tuổi như sau:

Thuốc giảm đau:  Thuốc giảm đau có tác dụng ức chế các tế bào phá hủy xương vừa giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người cao tuổi không nên lạm dụng dùng thuốc kéo dài, chỉ sử dụng khi cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ là tốt nhất. Paracetamol và Calcitonin là 2 loại thuốc giảm đau được dùng nhiều nhất.

Thuốc tăng mật độ xương, chống tế bào phá hủy xương: Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế tế bào phá hủy xương, trong quá trình tạo xương bình thường từ đó tăng mật độ xương. Đặc biệt đối với người cao tuổi việc điều trị kéo dài hơn so với người thường khoảng 4-5 năm. Những loại thuốc này bao gồm các hormone và các chất tác động đến hormone như premarin, prempak C, Livial,..

Có một lưu ý nho nhỏ khi dùng thuốc ức chế hủy xương thì người cao tuổi cần phải cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình tái tạo xương bao gồm canxi và vitamin D cho cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Mặc dù không khỏi tránh được tình trạng loãng xương do lão hóa tự nhiên của tuổi tác tuy nhiên chúng ta có thể giảm bớt các biến chứng của bệnh gây ra.

Chế độ dinh dưỡng: Người cao tuổi ăn gì uống gì ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các cơ quan. Để có một hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh, theo các chuyên gia về dinh dưỡng người cao tuổi, người cao tuổi cần phải quan tâm đến các thành phần khoáng chất, canxi có trong khẩu phần ăn uống. Người cao tuổi nên sử dụng thực phẩm chế biến ở dạng mềm, dễ ăn để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài bổ sung thực phẩm vào các bữa ăn chính, người cao tuổi cũng nên bổ sung 500-1000ml sữa tươi hoặc các chế phẩm của sữa vào các bữa ăn phụ hàng ngày.

Chế độ luyện tập: Bên cạnh việc bổ sung một chế độ ăn uống lành mạnh người cao tuổi cũng nên thường xuyên vận động tập luyện đều đặn, tăng cường các hoạt động ngoài trời không chỉ tốt cho tim mạch, huyết áp, hệ hô hấp mà còn tốt cho xương khớp, giúp cho xương khớp dẻo dai, tăng cường hoạt động các tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *