Hỏi đáp cùng chuyên gia: Làm sao để hạn chế tổn thương ở người cao tuổi?

Người cao tuổi là đối tượng dễ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi là phổ biến nhất nhưng không nhiều người biết đến.

Hội chứng dễ bị tổn thương là gì?

Hội chứng dễ bị tổn thương là 1 trong 6 hội chứng lão khoa rất thường gặp. Đây là hội chứng lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể ở người cao tuổi. Hội chứng dự báo những bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi về cả thể chất lẫn tinh thần như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu của hội chứng dễ bị tổn thương

Theo chuyên gia tâm lý Hải Anh về bệnh người cao tuổi, nếu người cao tuổi có từ 3 biểu hiện dưới đây trở lên thì có khả năng được chẩn đoán mắc hội chứng dễ bị tổn thương:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Hoạt động thể lực kém, đi bộ chậm
  • Suy giảm sức mạnh cơ bắp

Nguyên nhân của hội chứng dễ bị tổn thương thể chất ở người cao tuổi

Hội chứng dễ tổn thương ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Chủng tộc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi Mỹ gốc Phi dễ mắc hội chứng dễ tổn thương cao hơn gấp bốn lần so với người da trắng
  • Bệnh đồng mắc: Đây là thuật ngữ chỉ một hay nhiều bệnh (hoặc rối loạn) kết hợp đồng thời với một bệnh được xem là bệnh chính
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Nguyên nhân dễ tổn thương tinh thần ở người cao tuổi

Theo TS Phạm Minh Châu – giảng viên chuyên ngành Điều dưỡng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bên cạnh dễ tổn thương về mặt thể chất, người cao tuổi cũng dễ gặp phải tình trạng tổn thương về mặt tinh thần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương này, bao gồm:

  • Sự khác biệt về lối sống, suy nghĩ với các thế hệ trong gia đình;
  • Cách cư xử thiếu khéo léo của con cháu trong cuộc sống hàng ngày;
  • Người cao tuổi thường xuyên nghĩ về hoặc sống trong quá khứ, kỉ niệm cũ và nuối tiếc;
  • Luôn có mong muốn và kỳ vọng con cháy sẽ chăm sóc, quan tâm mỗi ngày và đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Khi không đạt như kỳ vọng, người già dễ cảm thấy thất vọng, chán chường;
  • Người cao tuổi cảm thấy tổn thương khi sức khỏe giảm sút, mất khả năng lao động và trở thành gánh nặng của con cái;
  • Con cái đi làm ăn xa hoặc bận rộn, mải mê với công việc và ít quan tâm chăm sóc, chia sẻ.

Cách hạn chế nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương

Để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương ở cả thể chất lẫn tinh thần, người cao tuổi và gia đình cần:

Áp dụng chế độ dinh dưỡng: Theo gợi ý từ chuyên gia Minh Tú, đối với chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, ở độ tuổi này, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ các loại chất như: chất xơ, vitamin, protein, chất béo lành mạnh, khoáng chất… Từ đó, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Chế biến các bữa ăn ngon miệng hơn, với những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Chia bữa ăn của người già thành nhiều bữa nhỏ trong cả ngày để dễ tiêu hóa.

Thường xuyên vận động thể chất với các bài tập nhẹ nhàng một mình hoặc với bạn bè, gia đình như: đi bộ, thể dục nhịp điệu, thái cực quyền, yoga… để máu huyết lưu thông, xương khớp dẻo dai hơn.

Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, giữ ấm và làm sạch đường mũi họng, đeo khẩu trang.

Giải tỏa căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

Con cháu cần tạo không khí gia đình gần gũi và hỏi han ý kiến để người cao tuổi không cảm thấy là người thừa, không có tiếng nói.

Dành thời gian quan tâm sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện bệnh và chăm sóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *