Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, thường gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Người già thường có nguy cao đối mặt với tiểu đường tuýp 2, khó điều trị hơn và có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị mắc bệnh tiểu đường

Những thay đổi về chuyển hóa glucose, do sự rối loạn tiết ra insulin và cơ chế kháng insulin tăng lên theo độ tuổi là những nguyên nhân chính khiến người già mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, do lối sống tĩnh tại, ít hoạt động nên người già thường béo phì hoặc thừa cân.

Hiện nay, số lượng người già mức bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 55-65 chiếm hơn 20% trên tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Con số này đang có xu hướng tăng dần và có thể lên đến mức báo động nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già là cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng tốt nhất, nâng cao chất lượng sống của người già.

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già thường không mang tính điển hình nên dễ dẫn đến chẩn đoán sai sót, chẩn đoán sai hoặc bị bỏ qua. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi:

  • Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
  • Đói quá mức
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Giảm cân không giải thích được
  • Ngứa da
  • Vết thương lâu lành
  • Da sạm đi với những vùng da tối màu
  • Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, nếu bệnh tiểu đường không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Theo đó, mọi người nên học cách phòng bệnh như sau:

– Tập thể dục hàng ngày: việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin nhịp nhàng, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển glucose vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.

– Loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì, bởi bệnh béo phì là cơ hội để gia tăng mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.

– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Rèn luyện sức khỏe, khống chế ăn uống một cách thỏa đáng

– Người già nên tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức, chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ, tập yoga…

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì, mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày.

– Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt đồng thời hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Dùng thuốc hạ đường huyết

Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gia vận động rèn luyện thì người cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu, mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều đường thì mọi người có thể kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi, sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già, hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Đồng thời tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể phòng tránh được nếu như mọi người kiên trì và tìm hiểu các kiến thức phòng bệnh không chỉ bệnh tiểu đường mà bất kỳ bệnh nào cũng vậy.

Phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường, khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, vì vậy, các bác cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *