Những thông tin cần biết về bệnh lý thấp tim

Thấp tim là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A theo phân loại của Lancefield.

Những thông tin cần biết về bệnh lý thấp tim

Những thông tin cần biết về bệnh lý thấp tim

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh xuất hiện trước 1 đến 2 tuần viêm họng.

Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, bệnh có triệu chứng toàn thân bệnh nhân có sosots nhẹ hoặc sốt cao, toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém, có thể ho, đau ngực…

Triệu chứng viêm van tim xuất hiện sau đó:

  • Hay gặp mới xuất hiện thổi van tim ở mỏm do hở van hai lá, có âm sắc cao, liền sau T1, dài suốt thì tâm thu, thường lan ra nách và không thay đổi theo tư thế hoặc hô hấp.
  • Thổi tâm trương ở giữa mỏm có thể do tăng cường độ tiếng T3 do hở van hai lá hoặc do giãn thất trái, viêm van hay biến đổi cột cơ.
  • Thổi tâm trương ở đáy tim do hở chủ, xuất hiện tiếng thổi ngay sau tiếng tim thứ 2, âm sắc cao nghe như tiếng gió, cường độ nhẹ dần.
  • Xuất hiện triệu chứng viêm cơ tim: nhịp tim thường nhanh.
  • Viêm màng ngoài tim với các biểu hiện tham khám tiếng tim mờ, có thể nghe thấy tiếng cọ màng tim.
  • Viêm khớp: thường hay gặp ở các khớp nhỡ hoặc khớp lớn như đầu gối, cổ chân, khủy tay, cổ tay.
  • Đặc điểm của viêm khớp là: đáp ứng rất nhanh với Salicylate, khi khỏi không để lại di chứng, không điều trị cũng tự khỏi sau 4 tuần.
  • Ngoài ra có các triệu chứng khác gặp tùy từng đối tượng: múa giật, ban vòng. Hạt meynet.

Trường hợp nặng dẫn đến suy tim biểu hiện bệnh nhân khó thở, ho khan, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm.

Bật mí những cách điều trị thấp tim hiệu quả

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị triệu chứng
  • Điều trị nguyên nhân
  • Phòng bệnh

Điều trị cụ thể:

Điều trị đợt thấp tim: Nghỉ ngơi, kháng sinh, chống viêm, điều trị triệu chứng

Nghỉ ngơi:

  • Tùy vào mức độ bệnh, nếu không viêm tim thì nghỉ trên giường 2 tuần, sau đó đi lại trong phòng 2 tuần. Nếu có viêm tim mà tim không to thì nghỉ ngơi 4 tuần trên giường và đi lại trong phòng 4 tuần. Nếu có viêm tiêm và tim to thì nghỉ ngơi trên giường 6 tuần và đi lại trong phòng 6 tuần.
  • Kháng sinh: vì chưa có vaccine phòng bệnh
  • Benzathine Penicilline(tiêm): Liều lượng: 1.200.000 đv cho bệnh nhân > 30 kg và sử dụng 600.000 đv cho bệnh nhân < 30 kg. Cách dùng: Tiêm bắp sâu (tiêm mông) một lần duy nhất (thử test trước khi tiêm)
  • Hoặc sử dụng Penicilline V (uống) với liều lượng 1g/ngày x 10 ngày cho bệnh nhân > 30 kg và 0,5g/ngày x 10 ngày cho bệnh nhân < 30 kg
  • Hoặc: Erythromicine (uống) với liều 1g/ngày x 10 ngày cho bệnh nhân > 30 kg
  • 0,5g/ngày x 10 ngày cho bệnh nhân < 30 kg
  • Chống viêm: tùy theo mức độ của bệnh mà có các thuốc tương ứng như:
  • Chỉ có viêm đa khớp: Aspirine 100mg/kg/ngày x 6ngày, Aspirine 75mg/kg/ngày x 2 tuần
  • Chỉ có viêm tim: sử dụng Prednisolon 1-2mg/kg/ngày x 2-3 tuần, nếu máu lắng giảm thì bắt đầu giảm liều
  • Nếu viêm cả tim và khớp thì phối hợp cả 2 loại

Điều trị triệu chứng

Điều trị suy tim:

  • Trợ tim: Digoxin1/4mg/ngày (chú ý theo dõi nhịp tim, nếu nhịp tim < 80 ck/phút hoặc không tác dụng thì dừng thuốc).
  • Lợi tiểu: Furosemid 40 mg x 1-2 viên/ngày (chú ý: điện giải máu)
  • Giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển): coversyl 4mg x 1viên/ngày hoặc renitec 5mg x 1 viên / ngày hoặc captopril 25 mg x 1 viên/ ngày… (chú ý: huyết áp bệnh nhân < 90 mmHg thì phải dừng thuốc).
  • Nếu có triệu chứng múa vờn thì sử dụng một trong các thuốc sau:
  • Phenobacbital: 16 – 32mg/kg/ngày
  • Haloperidol: 0,03 – 1mg/kg/ngày
  • Chlopromazin: 0,5mg/kg/ngày

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *