Nhưng thông tin cần biết để phòng tránh “Bỏng lạnh”

Bỏng lạnh là một chấn thương do đóng băng da và các mô bên dưới làm làn da trở nên rất lạnh và đỏ. Hiện tượng bỏng lạnh thường xuất hiện trên các ngón tay, ngón chân…

Nhưng thông tin cần biết để phòng tránh “Bỏng lạnh”

Nhưng thông tin cần biết để phòng tránh “Bỏng lạnh”

Nguyên nhân gây bỏng lạnh là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bỏng lạnh là do tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, do tiếp xúc trực tiếp với nước đá, kim loại lạnh hoặc các chất lỏng rất lạnh. Theo bí quyết chăm sóc sức khỏe, một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến bỏng lạnh là:

  • Mặc quần áo không phù hợp, không thể bảo vệ bạn chống lại thời tiết lạnh, gió hoặc ẩm ướt.
  • Ở trong cái lạnh và gió mạnh quá lâu. Khi nhiệt độ không khí giảm xuống dưới âm 150 độ C nguy cơ bị bỏng lạnh sẽ tăng cao, thậm chí với gió không mạnh.
  • Tiếp xúc với các vật liệu như nước đá, vật ướp lạnh hoặc kim loại đông lạnh.

Cách xử lý khi bị bỏng lạnh

Tìm cách nhanh chóng ra khỏi môi trường lạnh và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, còn cần để ý một số cách như:

  • Vùng da tổn thương cần được bắt đầu làm ấm. Ngay khi nhận thấy vùng da bỏng lạnh trên cơ thể, nên thực hiện các bước làm ấm các bộ phận đó. Kẹp ngón tay hoặc bàn tay vào dưới nách và áp bàn tay mang găng tay khô lên mặt, ngón chân hoặc các vùng da bị ảnh hưởng khác để làm ấm. Cởi bỏ quần áo nếu bị ướt vì quần áo ướt sẽ cản trở cơ thể tăng nhiệt độ
  • Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết. Nếu bị bỏng lạnh nông hoặc nặng, quá trình làm ấm da có thể gây đau đớn. Để ngăn ngừa tổn thương hơn nữa, có thể uống thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Tuy nhiên không uống aspirin vì loại thuốc này có thể khiến cơ thể bạn lâu lành. Sử dụng theo liều lượng hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc.
  • Làm ấm vùng bỏng lạnh bằng cách ngâm trong nước ấm. Đổ nước ấm đầy chậu hoặc bát với nhiệt độ khoảng 40 – 42 độ C. Nhiệt độ nước ở 40,5 độ C được coi là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, 1 số tin tức sức khỏe khác cho biết, không được vượt quá mức trên vì nhiệt độ cao hơn có thể làm bỏng và phồng rộp da. Nên hòa ít xà phòng diệt khuẩn vào nước để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngâm vùng da tổn thương khoảng 15 – 30 phút.
  • Nếu không có sẵn nhiệt kế, bạn có thể thử độ ấm của nước bằng cách nhúng vùng da không bị tổn thương như bàn tay hoặc khuỷu tay vào nước. Nước phải rất ấm, nhưng trong mức còn chịu được. Làm nguội bớt nếu thấy nước quá nóng.
  • Ngăn ngừa tổn thương thêm đồng thời tiếp tục tìm sự chăm sóc y tế, nhưng trong quá trình đó cần giữ gìn để vết bỏng lạnh không nặng thêm. Tránh cử động nhiều, không chà xát hoặc cọ lên vùng da tổn thương và không để vùng da tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh lần nữa.
  • Không tự băng vết thương. Không có bằng chứng nào ủng hộ việc băng vùng bỏng lạnh trước khi nhận được sự chăm sóc y tế, hơn nữa điều này còn cản trở cử động.

Cách xử lý khi bị bỏng lạnh

Cách xử lý khi bị bỏng lạnh

Ngoài ra, điều trị bỏng lạnh khác nhau, tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bỏng lạnh. Thủy liệu pháp là phương pháp điều trị phổ biến nhất, tuy nhiên trường hợp cực kỳ nghiêm trọng đòi hỏi phải phẫu thuật. Nếu bị bỏng lạnh nặng, bác sĩ có thể giới hạn vùng phải cắt bỏ, nhưng quyết định này chỉ được đưa ra sau 1 – 3 tháng, khi đã xác định được phạm vi tổn thương của mô.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *