Những điều cần biết về rối loạn lưỡng cực và cách điều trị

Sự rối loạn của cảm xúc mà người bệnh gặp phải do những thay đổi thất thường trong suy nghĩ được gọi là rối loạn lưỡng cực. Vậy rối loạn lưỡng có nguy hiểm không?

Những điều cần biết về rối loạn lưỡng cực và cách điều trịNhững điều cần biết về rối loạn lưỡng cực và cách điều trị

GV Hoàng Thanh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại mục y tế: “những người mắc bệnh này thường có tâm trạng không tốt, trầm cảm, luôn thấy chán nản, có nhiều suy nghĩ tiêu cực; đôi lúc lại hưng phấn cực độ”.

Dấu hiệu của người mắc rối loạn lưỡng cực và biến chứng

* Bệnh có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm lại có các triệu chứng khác nhau.

– Rối loạn hưng cảm: Nhóm rối loạn này thông thường sẽ có các triệu chứng như: dễ bị kích động, hưng phấn cực độ, dễ bị tổn thương lòng tự trọng; thúc đẩy ham muốn tình dục, hành vi mất kiểm soát, khoan khoái, dễ bị phân tâm; người bệnh cũng có lúc có suy nghĩ mang ảo tưởng, xuất hiện có ảo giác về những việc xung quanh….

Dấu hiệu của người mắc rối loạn lưỡng cực và biến chứng

Dấu hiệu của người mắc rối loạn lưỡng cực và biến chứng

– Rối loạn trầm cảm: Người bệnh luôn trong trạng thái tâm trạng tồi tệ, cảm thấy buồn vì những việc nhỏ, hay lo lắng, cơ thể mệt mỏi; cảm thấy bản thân có tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai, đôi khi tuyệt vọng có thể dẫn tới tự tử….

Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực có thể thay đổi thường xuyên trong cùng một ngày, cũng có thể xuất hiện không thường xuyên trong thời gian dài theo mùa

* Rối loạn lưỡng cực gây ra nhiều rắc rối cho người bệnh cũng như những người xung quanh nếu không có các biện pháp khắc phục:

  • Người bệnh dễ bị cô lập khỏi các mối quan hệ, dễ bị tổn thương, khi đó có thể mất kiểm soát suy nghĩ dẫn tới tự làm tổn hại bản thân cũng có thể là làm hại tới người khác.
  • Bệnh nhân không kiểm soát được một số hoạt động hàng ngày như: làm việc, học tập, hay ngay cả chi tiêu hàng ngày.

Những yếu tố có thể gây ra rối loạn lưỡng cực

Rối loạn này không được xác định nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên lại có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới rối loạn lưỡng cực như:

  • Những bất thường của các chất truyền tin trong hệ thần kinh trung ương có thể dẫn tới rối loạn lưỡng cực.
  • Cơ thể bị mất cân bằng trong việc bài tiết nội tiết tố cũng có thể gây ra sự thay đổi thất thường của tâm trạng.
  • Bệnh còn có yếu tố di truyền, nếu người nhà từng có người bị rối loạn lưỡng cực thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn người khác.
  • Sự thay đổi trong môi trường sống cũng là một yếu tố nguy cơ: bị tổn thương tinh thần trầm trọng trong quá khứ hoặc sự thay đổi đột ngột của các mối quan hệ xung quanh.
  • Ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện ở những người sử dụng nhiều chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
  • Trẻ em ở trong giai đoạn dậy thì, thiếu niên ở giai đoạn mới ra trường, hoặc cũng có thể là bất ngờ trước thông tin sức khỏe của bản thân.

Phương pháp điều trị dùng cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc này cần phải được phát hiện sớm, điều trị ngay và điều trị lâu dài.

– Gặp bác sĩ tâm lí để được điều trị về tâm lí, kiểm soát hành vi. Nếu hành vi bị mất kiểm soát trầm trọng cần được nhập viện để nhận hỗ trợ liên tục từ bác sĩ.

Phương pháp điều trị dùng cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Phương pháp điều trị dùng cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

– Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: áp lực công việc, áp lực học tập, hay áp lực từ các mối quan hệ. Không xa lánh người bệnh để tránh những suy nghĩ tiêu cực, dễ dẫn tới tự tử.

– Bệnh nhân có thể ổn định tâm trạng bằng cách dùng lithium, thuốc có thể giúp hạn chế rối loạn.

Thuốc chống co giật axit valproic, divalproex, lamotrigine…Thuốc chống loạn thần: aripiprazole, risperidone, olanzapine Thuốc chống trầm cảm tricyclic. Thuốc chống lo âu: Benzodiazepin, clonazepam, diazepam, alprazolam, lorazepam, chlordiazepoxide…

Trước khi sử dụng các thuốc trên cần có sự đồng ý của bác sĩ, vì một số thuốc đôi khi đem tới các tác dụng không mong muốn hoặc có chống chỉ định.

– Người bệnh cần có một lối sống tích cực, thường xuyên gặp gỡ bạn bè, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đọc sách, tập yoga, hoặc massage trị liệu, không dùng các chất kích thích, bỏ rượu bia, thuốc lá…

Theo suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *