Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ nhỏ bị chốc lở

Bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ là một trong những vấn đề gây ra lo âu cho các mẹ bỉm sữa. Vậy nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ nhỏ bị chốc lở là gì?

Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ nhỏ bị chốc lở

Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ nhỏ bị chốc lở

Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và nó có thể dẫn tới nhiễm trùng máu nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân làm xuất hiện các đám chốc lở trên da của bé

Môi trường xung quanh luôn có chứa nhiều loại vi khuẩn, trong đó không thể thiếu các loại gây bệnh cho cơ thể người, do vậy việc nhiễm các vi khuẩn gây hại cho cơ thể là điều khó tránh khỏi. Da trẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, vi khuẩn dẽ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh nguy hiểm, hoặc trẻ cũng có thể nhiễm từ người bệnh khác… Một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh chốc lở ở trẻ như:

– Nếu trẻ không vệ sinh sạch sẽ, vô tình da bị tổn thương do côn trùng cắn, bị thương, chầy xước… các vi khuẩn sẽ thông qua các vết thương hở này xâm nhập cơ thể. Chốc lở gây ra do liên cầu hoặc tụ cầu khuẩn, chúng nhanh chóng làm da bị tổn thương, lở loét.

– Thời tiết cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nhất là vào mùa hè, trẻ chơi đùa sẽ thoát nhiều mồ hôi tạo điều kiện phát triển và lây lan của vi khuẩn trên da.

– Thường trẻ em đang ở độ tuổi học mầm non sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các độ tuổi khác, do thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với đất bẩn, dễ chầy xước da do nô nghịch.

– Trẻ cũng có thể mắc chốc lở khi hệ miễn dịch suy yếu như sau khi cơ thể bị dị ứng hoặc bị cảm.

Những biểu hiện khi trẻ mắc phải chốc lở

Nếu vệ sinh da không sạch sẽ thì trẻ rất dễ mắ phải chốc lở, lúc này sẽ làm xuất hiện các dấu hiệu bệnh như: Da có những bóng nước, vết loét nhỏ, đỏ ửng và gây đau rát cho trẻ. Các vết này thường là ở miệng, quang mũi hoặc trên bàn chân, bàn tay. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, khi các bóng nước này vỡ ra sẽ làm thoát ra ngoài một chất lỏng màu vàng, dịch khô lại sẽ có màu hơi nâu. Dịch này cũng chảy trong vài ngày, gây ra ngứa và đau rát cho trẻ. Một vài trẻ bị chốc lở nặng có thể bị lở loét ăn sâu, dần dẫn tới nhiễm trùng và sưng các hạch bạch huyết.

Giúp trẻ điều trị và phòng tránh bệnh chốc lở da

Khi trẻ có dấu hiệu của chốc lở, mẹ cần cho trẻ tới khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Một số phương pháp thường được chỉ định từ bác sĩ như: Sử dụng thuốc bôi kháng sinh dạng kem hoặc thuốc mỡ để bôi trực tiếp trên da, các khu vực bị viêm nhiễm, nổi mẩn. Nếu mụn nước đã vỡ ra và có dịch khô thành vảy thì cần làm sạch bằng cách ngâm trong nước ấm, cũng có thể lấy khăn ẩm để làm sạch cho trẻ. Sau khi làm sạch vết lở mới sử dụng thuốc bôi. Ngoài việc bôi thuốc cho trẻ cũng cần cho trẻ uống thêm kháng sinh, do có những vết loét sâu không thể bôi thuốc. Cần uống thuốc và bôi thuốc đúng chỉ dẫn để tránh tái phát do vi khuẩn sinh để kháng.

Để phòng tránh cho trẻ khỏi chốc lở thì cần giữ cho trẻ vệ sinh sạch sẽ. Nếu có chầy xước trên da, hoặc côn trùng đốt thì cần làm sạch vết thương. Những đồ dùng cá nhân nên dùng riêng, đặc biệt là các loại khăn. Mùa hè nên thường xuyên vệ sinh cá nhân, hạn chế cho trẻ nô nghịch sau khi tắm gội. Giữ vệ sinh tay chân cho trẻ, không nên để móng tay hay móng chân quá dài, có thể tích tụ chất bẩn, cũng có thể làm chầy xước da của trẻ.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *