Nhiễm trùng đường tiểu thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên ở người cao tuổi tỷ lệ nhiễm trùng cao và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
- Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
- Bật mí cách phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi
- Phòng tránh té ngã ở người cao tuổi như thế nào?
Tìm hiểu nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do đâu?
Nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào đường tiết niệu. Thông thường phần lớn là do vi trùng E. coli xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo. Còn có một số chủng vi sinh khác có nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu như mycoplasma, enterobacter, citrobacter, staphylococcus hoặc chlamydia.
Ngoài ra có một số tác nhân khác làm cản dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra lỗ đái như sỏi thận, bàng quang,…
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi
Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết gười cao tuổi nếu nằm trong những đối tượng sau đây sẽ tăng khả năng mắc bệnh nhiễm trung đường tiểu:
- Người có hệ miễn dịch bị suy yếu
- Người đang ở bệnh viện, viện dưỡng lão tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật khác nhau
- Người mắc vấn đề về sức khỏe như són tiểu, phì đại tuyến tiền liệt
- Người đang sử dụng ống thông tiểu
Người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu có biểu hiện gì?
Thông thường triệu chứng sốt là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu, ngay cả khi nhiễm trùng mạn tính. Trong trường hợp người cao tuổi sức khỏe yếu, ít vận động, nằm lâu, liệt do tai biến có thể không sốt.
Biểu hiện cùng với sốt là đau bụng, và vị trí đau bùng thường phụ thuộc vào vị trí tổn thương nhiễm trùng ở vị trí nào của đường tiểu.
Thông thường có thể do nhiễm trùng ở thận hay ở niệu quản sẽ sốt và đau bụng ngang vùng thắt lưng. Tuy nhiên khi bị nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, sẽ có đau bụng dưới (hạ vị) là chính. Hay gặp nhất là nhiễm trùng đường tiểu ở vị trí thấp như viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo và biểu hiện là đau bụng dưới . Nhiễm trùng đường tiểu dưới (bàng quang, niệu đạo) thường đau âm ỉ và kéo dài nhiều ngày.
Người cao tuổi khi bị viêm tiết niệu thường phải đi tiểu nhiều lần và tiểu khó (người bệnh sẽ buồn đi tiểu nhưng không thể tiểu được). Người cao tuổi có thể có các biểu hiện như là tiểu đau, buốt, rát, són, nước tiểu có thể đục (có mủ), có thể màu hồng (có máu do sỏi hoặc lao thận hoặc bàng quang).
Người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng đường tiểu
Người cao tuổi bị nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến biến chứng gì?
Theo giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM thì người cao tuổi bị nhiễm trùng đường tiểu nhưng không phát hiện và điều trị sớm, đúng (dùng đúng phác đồ điều trị) có thể đưa đến một số biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp tính hậu quả là suy thận, áp-xe quanh thận hoặc gây viêm bàng quang mạn tính gây khó khăn cho việc điều trị. Ngoài ra người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi cũng như tính mạng của họ.