Té ngã hay va chạm đột ngột dẫn tới chấn thương ở người già phổ biến, một trong những chấn thương thường thấy nhất ở người cao tuổi là gãy xương chân. Vậy người cao tuổi gãy xương bao lâu thì lành và làm gì để xương mau liền? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
- Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm chọn thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi
- Bác sỹ chia sẻ bí quyết giữ đôi mắt khỏe mạnh và cách làm sáng mắt cho người cao tuổi
- Bác sỹ tư vấn những nhóm thực phẩm làm chậm quá trình lão hóa ở người cao tuổi
1. Các giai đoạn xương hồi phục?
Người trẻ tuổi gãy xương đã mất thời gian lâu để hồi phục, người cao tuổi càng khó khăn hơn bởi hệ miễn dịch của họ suy giảm, khả năng hấp thu các chất cũng suy giảm theo. Vì thế, cần phải có những biện pháp giảm thiểu té ngã ở người cao tuổi. Theo bác sỹ, giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, quá trình liền xương tự nhiên bao gồm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn viêm
Khi xương bị gãy, máu chảy và xảy ra quá trình viêm ngay sau đó, tình trạng này kéo dài trong vòng 3- 4 ngày tự biến mất. Máu chảy vào khu vực xương gãy dẫn đến tình trạng viêm và đông máu ngay tại chỗ. Điều này giúp ổn định cấu trúc xương và tái tạo ra xương mới, lấp đầy phần xương nứt gãy.
Giai đoạn sửa chữa xương
Sau giai đoạn viêm, khi các tế bào đã ổn định tiếp tới giai đoạn sửa chữa xương, bước vào giai đoạn cục máu đông do viêm sẽ được thay thế bằng mô sợi và sụn hay còn gọi là mô sẹo mềm. Sau một thời gian mô sẹo mềm này sẽ dần phát triển thành các mô sẹo cứng. Một vài tuần sau đó mô sẹo cứng dần hoàn thiện và có thể nhìn thấy trên phim chụp X quang đó là dấu hiệu xương đang trong quá trình hồi phục tốt.
Giai đoạn tái tạo xương
Sau quá trình sửa chữa hoàn tất, xương sẽ tái tạo lại hình dạng và sức mạnh ban đầu, lưu thông máu được cải thiện. Khi quá trình liền xương đã hoàn thành, bạn nên tập đi để khuyến khích quá trình tái tạo xương hoàn thiện hơn.
2. Người cao tuổi gãy xương chân bao lâu thì lành lại?
Theo quy trình liền xương tự nhiên kể trên, ở một người khỏe mạnh bình thường cần mất khoảng 12 tuần để các xương gãy lành lại. Tuy nhiên, thực tế thời gian để gãy xương chân lành lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy xương, vị trí gãy cụ thể trên chân, phương pháp điều trị khắc phục xương gãy, cách chăm sóc vết thương, tuổi tác… Ví dụ như gãy xương cẳng chân có thể mất đến 4-6 tháng hoặc lâu hơn, trẻ em có thời gian phục hồi nhanh hơn người lớn, gãy có di lệch xương sẽ lâu hơn chỉ nứt gãy không di lệch…
Có thể nhiều người không chú ý nhưng một số thói quen sinh hoạt hằng ngày sẽ tác động đến quá trình chữa lành xương đã bị gãy. Một số sẽ giúp thúc đẩy quá trình liền xương tự nhiên, nhưng số khác sẽ làm quá trình này chậm lại, thậm chí làm vết thương biến chứng trầm trọng hơn.
Gãy xương chân bao lâu thì lành có liên quan đến các yếu tố thúc đẩy quá trình liền xương
Để chân nhanh hồi phục, dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân gãy xương chân:
Cố định xương chân
Cố định là một phần của điều trị, vì bất kỳ chuyển động nào trên các mảnh xương gãy cũng đều làm chậm quá trình chữa lành xương ban đầu. Tùy thuộc vào chấn thương và loại hình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn bó bột hoặc nẹp để cố định chân bị gãy. Trong thời gian này, người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ của xe lăn hay nạng để đi lại, tránh tạo áp lực lên chân, thường là trong 8 tuần sau chấn thương.
Tuân thủ các hướng dẫn điều trị
Gãy xương chân bao lâu thì lành phụ thuộc rất nhiều vào điều trị. Hãy uống thuốc đầy đủ và thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm sưng như chườm đá theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách tốt nhất để bạn mau phục hồi.
Người bị gãy chân không chỉ cần quan tâm gãy xương chân bao lâu thì lành mà còn cần chú trọng phục hồi chức năng sau chấn thương. Khi xương đã được chữa lành, bác sĩ sẽ lên kế hoạch tập luyện giúp bạn lấy lại cân bằng và sức mạnh vốn có ở chân để sớm khôi phục các chức năng bình thường như đi đứng, chạy nhảy.
Người bệnh tiểu đường bị gãy xương chân bao lâu thì lành?
Các chấn thương như gãy xương chân xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường thường có thời gian hồi phục lâu hơn. Vì mức glucose trong máu cao sẽ cản trở quá trình liền xương nên với người bệnh tiểu đường. Để nhanh hồi phục gãy chân, kiểm soát đường huyết là rất quan trọng.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp
Người bệnh nên có chế độ ăn đầy đủ và bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi và vitamin D nhằm hồi phục sớm sau gãy xương chân.
3. Những điều làm cản trở quá trình làm lành xương
Theo các chuyên gia dinh dưỡng người cao tuổi, có nhiều yếu tố sẽ can thiệp vào quá trình liền xương, khiến lời giải đáp “gãy xương chân bao lâu thì lành” bị kéo dài hơn. Điển hình như:
– Các mảnh xương gãy bị rời khỏi vị trí khi bạn mang vật nặng hoặc đi lại sớm hơn thời gian khuyến cáo.
– Hút thuốc làm co mạch máu và giảm lưu thông máu đến chữa lành xương.
– Các tình trạng sức khỏe liên quan đến mất cân bằng hormone và các bệnh mạch máu.
– Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn corticosteroid và các chất ức chế miễn dịch khác.
– Gãy xương nặng, phức tạp hoặc bị nhiễm trùng.
– Tuổi cao.
– Thiếu hụt dinh dưỡng hoặc rối loạn trao đổi chất.
– Thiếu canxi và vitamin D.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi gãy xương chân bao lâu thì lành và hiểu rõ cách để điều dưỡng phục hồi sau gãy chân nhé!