Đẩy lùi căn bệnh loãng xương như thế nào?

Bệnh loãng xương xảy ra khi xương thiếu chất Calcium, yếu tố di truyền, hoặc các loại bệnh và thuốc uống. Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là gì?

Đây là bệnh xảy ra khi xương thiếu chất Calcium nên trở nên xốp, yếu và có thể dễ gãy mỗi khi bị té ngã. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi. Thống kê cho biết cứ 1 trên 4 người đàn bà trong thời kỳ mãn kinh, và 1 trên 8 người đàn ông tuổi trên 55 đều bị bệnh loãng xương ở những mức độ khác nhau. Tuổi càng già càng dễ bị bệnh loãng xương.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương như dinh dưỡng thiếu chất Calcium, thiếu hormone estrogen ở phụ nử trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra yếu tố di truyền, một vài loại dược phẩm và một số bệnh tật cũng có thể đưa đến bệnh loãng xương.

Bệnh nhân thường hay cảm thấy đau lưng khi khom xuống để bưng đồ vật nặng. Xương cổ tay, và cổ xương đùi (col du fémur) là hai nơi dễ bị gãy mổi khi té ngã. Lâu ngày, lưng bị còm, bị gù và chiều cao vì lẻ đó bị giảm đi, trường hợp nặng bệnh nhân có thể trở thành tàn phế.

Theo thống kê, tại Hoa Kỳ hằng năm có từ 15-20 triệu bà bị bệnh loãng xương, điều này gây ra khoảng 1 triệu trường hợp gẫy xương và ¼ trong số đó là gẫy cổ xương đùi (hip fracture), là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho tính mạng 50.000 cụ bà vì biến chứng của tai nạn trên.

Chi phí điều trị đắt đỏ

Tại các nước phát triển ngày nay, bệnh loãng xương (ostéoporosis) được theo dõi để phòng ngừa hoặc chữa trị dựa vào kết quả các thử nghiệm mật độ xương quá kém (osteodensitometry) và rơi vào “một giới hạn nào đó” (căn cứ trên T score và Z score). Thông thưòng, tùy theo nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa calcium vitamin D, hay thuốc nhóm Bisphosphonate (Fosamax, Bonefost, Didronel, Didrocal, Actonel…) hoặc các loại thuốc khác. Uống liên tục trong một thời gian nhiều năm liền, sau đó thì thẩm định lại.

Năm 2001, FDA Hoa kỳ đã quyết định chấp thuận Teriperatide (Forteo) – một dạng thuốc tiêm tổng hợp do Công ty dược phẩm Lilly sản xuất. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp loãng xương nặng, nguy cơ gãy xương cao, hoặc đã bị biến chứng gãy xương. Điểm bất tiện là thuốc dùng dưới dạng tiêm dưới da (subcutaneous) mỗi ngày, liên tục và không được quá hai năm. Chi phí điều trị tương đối cao, vào khoảng 700-800$ cho một tháng.

Làm sao phòng bệnh loãng xương?

Làm sao phòng bệnh loãng xương?

Phản ứng phụ của thuốc làm mọi người e dè ngần ngại

Cho dù thuốc uống hay thuốc tiêm thì trở ngại chính là chúng đều có quá nhiều phản ứng phụ nguy hiểm bên cạnh giá thành đắt đỏ.

Nhóm thuốc uống Bisphosphonate (Fosamax, Fosavance …) có thể làm loét thực quản và bao tử ngoài ra cũng có thể mục xương hàm (osteonecrosis) nơi chổ răng bị nhổ hay nơi gắn implant, rất đau đớn và phiền phức. Xương hàm có thể bị mục do phản ứng phụ của việc uống Fosamax trong thời gian lâu dài

Làm sao phòng bệnh loãng xương hợp lý?

  • Nên nhớ là nhu cầu Calcium tăng theo các giai đoạn tăng trưởng, tình trạng mang thai, có cho con bú hay không…
  • Nên sử dụng thức ăn thức uống đa dạng giàu Calcium. Nên uống thêm supplement Calcium nếu thiếu chất vôi trong dinh dưỡng thường ngày.
  • Cần uống kèm theo vitamin D nếu uống Calcium. Có nhiều loại supplement Calcium bán trên thị trường có chứa vitamin D.
  • Một số bệnh có thể làm thất thoát Calcium từ xương, và có thể gây ra bệnh loãng xương thứ cấp (secondary osteoporosis).
  • Một số thuốc Tây nếu xài thường xuyên trong một thời gian lâu dài (4-5 tháng) cũng làm mất Calcium của xương, chẳng như: Dilantin, heparine, Synthroid, các thuốc antineoplasic, các antacids có aluminum, corticosteroids như thuốc Dexamethasone, Prednisone, hay thuốc GnRH (gonadotropin releasing hormones).
  • Để phòng ngừa bệnh loãng xương, ngoài việc ăn uống một khẩu phần giàu Calcium chúng ta cũng cần chú trọng đến việc tập thể dục thường xuyên, bớt rượu, bớt trà, bớt cà phê và bỏ thuốc lá.
  • Phụ nữ trong thời gian mãn kinh là nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được đi khám và đo mật độ xương (osteodensitometry) định kỳ.
  • Cẩn thận khi sử dụng một số thuốc trong một thời gian lâu dài, thí dụ các thuốc nhóm corticosteroids.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *