Có phương pháp nào chữa khỏi bệnh parkinson không?

Bệnh xuất hiện đa phần ở những người trên 55 tuổi

Bệnh parkinson không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây cản trở lớn trong sinh hoạt, vậy hiện nay có phương pháp nào chữa khỏi được bệnh hay không?

Bệnh xuất hiện đa phần ở những người trên 55 tuổi

Bệnh xuất hiện đa phần ở những người trên 55 tuổi

Bệnh parkinson là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra và biểu hiện đặc trưng bằng các cử động bị chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở người già, những người độ tuổi 55 trở nên. Theo phỏng đoán nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do một phần cơ thể bị mất các tế bào não có khả năng sản sinh chất dopamine – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng truyền dẫn tín hiệu giữa các sợi thần kinh trong một số bộ phận của não để điều khiển một số cử động trên các chi của cơ thể, làm cho chúng cử động chậm lại. Khi bị bệnh parkinson, sức khỏe người cao tuổi bị giảm sút một cách rõ rệt, đa phần phải cần đến sự chăm sóc của người thân trong giai đoạn bị mắc bệnh.

Bệnh parkinson có chữa khỏi được không?

Mặc dù đây là căn bệnh gặp khá phổ biến ở người cao tuổi, nhưng đến nay vẫn chưa có một kết luận cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh, chính vì không xác định được nguyên nhân cụ thể nên hiện vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được bệnh parkinson.  Các bác sĩ chỉ có thể phỏng đoán nguyên nhân gây ra bệnh là do gene và môi trường sống gây nên sự xuất hiện của loại bệnh này.

Khi mới mắc bệnh parkinson, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí họ còn không phát hiện rằng mình bị bệnh, nhưng khi đã xuất hiện dấu hiệu run khi nghỉ, cử động chậm, rối loạn dáng đi, giảm khả năng giữ thăng bằng, thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đặc biệt hơn khi xuất hiện những dấu hiệu này người già rất dễ mắc thêm một vài bệnh lý người cao tuổi như trầm cảm, rối loạn tiểu tiện, giảm ham muốn, tụt huyết áp tư thế, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, sau này là suy giảm trí nhớ, nhiễm trùng phổi, suy kiệt và có thể dẫn tới cái chết.

Những cách điều trị bệnh parkinson phổ biến nhất hiện nay

Chính vì chưa có một loại thuốc nào chữa được khỏi hoàn toàn căn bệnh trên nên người bệnh chỉ có thể sử dụng một vài loại thuốc hoặc sự hỗ trợ từ những phương pháp y học hiện đại để giảm thiểu tình trạng tiến triển của bệnh.

phau thau

Hiện bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, mọi giải pháp tính tạm thời

  • Sử dụng thuốc

Những người mắc bệnh Parkinson có nồng độ dopamine não thấp. Tuy nhiên, dopamine có thể không được cung cấp trực tiếp, vì nó không thể vào hấp thụ vào não. Thuốc có thể giúp bạn kiếm soát các vấn đề đi lại, vận động và sự run rẩy. Các loại thuốc này làm tăng hoặc thay thế cho dopamine, một hóa chất truyền tín hiệu cụ thể trong não bộ. Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và nhất thiết phải tuân thủ theo quy tắc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh.

  • Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay thủ thuật kích thích não sâu được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh parkinson. Thủ thuật này hiện được đánh giá là mang đến hiệu quả tối ưu nhất nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro bao gồm nhiễm trùng, đột quỵ xuất huyết não. Một số người gặp vấn đề với hệ thống kích thích não sâu hoặc có biến chứng do sự kích thích, bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh hoặc thay thế một số bộ phận của hệ thống.

Kích thích não sâu thường áp dụng những người bị bệnh Parkinson ở mức độ nặng có phản ứng thuốc không ổn định. Kích thích não sâu có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa vận động không mong muốn, giảm rung, giảm độ cứng và cải thiện chuyển động chậm. Vì thế trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh người thân cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ hay chuyên gia để mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, khi bị bệnh người thân cũng cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi để quá trình điều trị bệnh đem đến kết quả tốt và khả quan hơn.

Xem thêm : bệnh parkinson giai đoạn cuối 

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *