Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ?

Sự suy giảm nhịp tim, giảm sự phát triển thai nhi, nguy cơ mổ lấy thai là một trong những biến chứng khôn lường của tình trạng dây rốn cuốn cổ.

Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ?

Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ?

Rây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ là hiện tượng dây rốn của thai nhi quốn vòng quanh cổ từ 1 đến nhiều vòng. Hiện tượng này xảy ra ở 1/3 số mẹ mang bầu, đặc biệt ở 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi cử động nhiều hơn, thay đổi vị trí thường xuyên.

Hiện tượng dây rốn quốn cổ có thể gây nên một số biến chứng cho thai nhi như

Sự bất thường về nhịp tim

Biến chứng hay gặp của dây rốn cuốn cổ là sự bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể khiến dây rốn bị xiết lại, dẫn tới giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể bé làm cho nhịp tim giảm. Nếu trong quá trình sinh thường thấy có sự bất thường bề nhịp tim, nhịp tim giảm và có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu được theo dõi chặt trẽ thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể được sinh ra mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nào.

Suy giảm sự phát triển của thai nhi

Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, tình trạng dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu, nhiễm toan và thiếu máu… chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi giảm chuyển động, thậm chí dẫn đến thai chết lưu

Nguy cơ thai chết lưu

Mặc dùy nguy cơ thai chết lưu do dây rốn quấn cổ là cực thấp và có xu hướng xảy ra trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Nguy cơ mổ lấy thai

Tình trạng dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng sẽ làm đầu thai ngửa ra sau gây cản trở đến việc sinh qua đường dưới. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Trẻ bị dây rốn cuốn cổ có nguy cơ thiếu oxy não

Nếu hiện tượng dây  rốn quấn cổ nếu bị xiết chặt và diễn ra trong một thời gian dài có thể làm giảm hoặc thậm chí cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho não trẻ. Nếu dây rốn quấn cổ thai nhi xảy ra khi sinh có thể làm cho cổ em bé bị thắt chặt khi em bé di chuyển xuống âm đạo. Ngay sau khi đầu em bé ra khỏi âm đạo của mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và gỡ nó ra.

Mẹ cầu có thể làm gì khi phát hiện dây rốn quốn cổ?

Khi phát hiện ra tình trạng dây rốn quấn cổ mẹ bầu không nên quá lo lắng. Trên thực tế nhiều em bé có thể tự tháo dây rốn ở tuần từ 18-25. Nếu em bé không thể tự tháo thì việc cần làm là khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy.Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Tùy thuộc vào tình trạng của từng sản phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Các em bé dây rốn quấn cổ 1 vòng hầu hết có thể sinh thường được.

Các mẹ dân gian như không bước qua võng, không đeo nhiều trang sức có nhiều vòng để làm mất tình trạng dây rốn cuốn cổ là không có căn cứ khoa học và hoàn toàn không thể làm hết dây rốn cuốn cổ được.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu nên tầm soát sức khỏe, khám thai thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường, có biện pháp sử trí kịp thời

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *