Bệnh tiểu đường được xếp vào tốp những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh thường phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng.
- Sử dụng thực phẩm chức năng cho người già có lợi hay có hại?
- Những kinh nghiệm sống vui cho người cao tuổi
- Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị
Bệnh tiểu đường và những biến chứng đáng sợ
Bệnh tiểu đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh
Theo thống kê của giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, có tới khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi phát hiện bệnh đã có biến chứng. Biến chứng của căn bệnh này thì có rất nhiều và chủ yếu chia thành 2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính.
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân có thể do quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức… Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.
Nếu hạ đường huyết ở thể nhẹ hay trung bình có thể chỉ cần cho bệnh nhân ăn cháo loãng, súp hay uống một cốc nước đường và nằm nghỉ ngơi, khi tỉnh táo lại thì cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Hạ đường huyết nặng cần đưa bệnh nhân nhanh chóng đi cấp cứu và tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 30%… Trường hợp tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào tình trạng hôn mê do nhiễm toan ceton hay hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng này đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời.
Biến chứng mạn tính
Bệnh tiểu đường là bệnh người cao tuổi thường gặp gây rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.
Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng, có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, nhưng thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.
Bệnh tiểu đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh
Nhiều thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% ở bệnh nhân không mắc tiểu đường. Hơn 75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. Tổn thương động mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột.
Vùng đường huyết nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bệnh tiểu đường có những vùng đường huyết nguy hiểm, đó là khi đường huyết quá thấp hay quá cao.
Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dL dễ đưa người bệnh đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, còn khi đường huyết thường xuyên tăng cao trên 180mg/dL thì dễ gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não,… Chính vì vậy người bệnh phải được điều trị sao cho đạt được đường huyết nằm trong vùng an toàn.
Vùng đường huyết nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì?
Như vậy:
- Đường huyết ổn định, nằm ngoài vùng nguy hiểm, gần mức bình thường sẽ giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng.
- Đường huyết hạ quá mức đưa người bệnh đến hôn mê do hạ đường huyết.
- Đường huyết cao đưa người bệnh đến các biến chứng mạn như mù, đột quỵ, bệnh tim mạch, đoạn chi.
- Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Đường huyết dao động nhiều lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, chất lượng sống kém.
Trên đây là những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, cũng như những nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên để phòng ngừa và điều trị sớm bệnh tiểu đường.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn