Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị

Bất cứ lúc nào bệnh mạch vành ở người cao tuổi cũng tiềm ẩn rủi ro hơn người trẻ tuổi, không chỉ là diễn biến của bệnh mà ngay cả trong điều trị.

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị

Bệnh mạch vành ở người cao tuổi và những lưu ý trong điều trị

Ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, khi người già làm việc gắng sức hay tinh thần không thoải mái, bệnh nhân sẽ có cảm giác như có bàn tay cứng cáp bóp nghẹt giữa lồng ngực, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở, toát mồ hôi. Khi ấy, nên ngưng công việc và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Còn triệu chứng nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ đau dữ dội hơn và kéo dài thời gian hơn 30 phút. Khi bệnh nhân rơi vào triệu chứng này cần đưa đi nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.

Triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Triệu chứng của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Triệu chứng của suy tim: Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt, yếu ớt khi vận động. Hơn nữa, máu bị ứ đọng ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân. Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu làm siêu âm tim và chụp hình phổi để chẩn đoán bệnh chính xác.

Triệu chứng của loạn nhịp tim: Về loạn nhịp tim, có rất nhiều loại bệnh khác nhau, một số loại rất nguy hiểm cần điều trị ngay, một số khác không nguy hiểm. Các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau, bao gồm hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Và khi tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng biết nhịp tim không ổn định.

Những lưu ý trong điều trị bệnh mạch vành ở người cao tuổi

Sử dụng thuốc đủ liều, đúng liều và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo tác dụng phụ của thuốc điều trị mạch vành là cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro trong cho loại bệnh người cao tuổi thường gặp như bệnh động mạch vành.

Chú ý sử dụng thuốc điều trị

Từ độ tuổi 75- 85, cơ thể có nhiều sự thay đổi nhất về cân nặng (giảm) và thành phần (tổng lượng nước, khối lượng cơ, thể tích nội mạch,…). Liều nạp của thuốc cần thay đổi theo cân nặng, liều dùng của nữ thường thấp hơn nam. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được kê đúng liều lượng, không tự ý mua thuốc về sử dụng và nên tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị cơ bản của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi:

  • Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin: Có thể gây tăng rối loạn chức năng gan, đặc biệt ở người trên 80 tuổi hoặc người gầy yếu có thể dễ gặp phải biến chứng đau cơ
  • Các thuốc chẹn beta: có thể gây chậm nhịp, hạ huyết áp quá mức và tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương như ác mộng, buồn ngủ, nhức đầu…
  • Thuốc chẹn kênh calci: có thể gây phù cổ chân người cao tuổi nhiều hơn so với người trẻ, một số loại thuốc có thể làm tăng tình trạng táo bón. Ăn nhiều rau và uống đủ nước sẽ làm giảm tác dụng phụ này.
  • Nhóm thuốc chống đông: Trong quá trình sử dụng loại thuốc này, người bệnh nên chú ý tới dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày, đây là biểu hiện sử dụng quá liều thuốc chống đông, cần phải tái khám lại để được giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc phù hợp hơn. Đặc biệt, những ai có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết cũng cần phải trao đổi với bác sĩ thăm khám.

Cần duy trì chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành, nhưng đây chính là điều mà người bệnh cao tuổi khó thực hiện, do thể trạng yếu, thoái hóa khớp, đau khớp. Người bệnh mạch vành nên đi bộ từ 30 – 60 phút mỗi ngày, tùy từng sức của mỗi người. Trong quá trình tập luyện nên tập vừa sức, không nên quá gắng sức. Tuy nhiên, mỗi ngày nên cố gắng tập thêm một ít để tăng khả năng chịu đựng của tim. Điều này sẽ giúp làm phát triển tuần hoàn bàng hệ rất tốt cho người bệnh mạch vành.

Cần duy trì chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên

Cần duy trì chế độ ăn có kiểm soát và tập thể dục thường xuyên

Thay đổi chế độ dinh dưỡng người cao tuổi thích hợp cũng như thói quen ăn uống cũng không phải là vấn đề đơn giản. Do họ thường sống cùng con cháu, nên chế độ ăn uống kiêng khem khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh bỏ thuốc lá, hạn chế chất kích thích, ăn nhiều rau và trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, giảm chất béo, giảm muối, họ sẽ tăng cơ hội sống thọ.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *