Bạn biết gì về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?

120
views

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và chúng đang “lộng hành” những người già đã có dấu hiệu lão hóa.

    Bạn biết gì về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?

Bạn biết gì về bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?

Bệnh mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi về già, là một phần của cơ thể khi có dấu hiệu lão hóa. Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, vì vậy chúng ta cần xem xét và tiếp cận đầy đủ các trường hợp để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Nhiều thống kê cho rằng, có ít nhất 50% những người cao tuổi có sự lão hóa sẽ mắc bệnh khó ngủ, ngủ không đủ giấc và thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm, Nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, những người cao tuổi thường sẽ ăn và ngủ ít hơn lúc trẻ những việc này chưa thể minh chứng và giải thích cho các dấu hiệu bệnh mất ngủ mà chỉ dựa trên các tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, chúng tac cần tìm ra các nguyên nhân, dấu hiệu bệnh mất ngủ ở người cao tuổi để sớm có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Quá trình lão hoá của con người có liên quan mật thiết đến sự thay đổi một cách tự nhiên của hệ thống sinh lý kiểm soát giấc ngủ và hành vi. Theo các nghiên cứu khoa học, Melatonin là một loại hormon thần kinh có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của con người. Hầu hết loại hormon này được tạo ra nhiều về ban đêm, khi mức cường độ ánh sáng giảm nhưng sự sản xuất loại hormon này giảm đi vào ban đêm khi tuổi của con người càng cao, chính vì sự suy giảm này đã ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngue của người cao tuổi. Ngoài ra, trong xã hội hiện đại ngày nay, người cao tuổi hay phải đối mặt với tình trạng cô đơn, thiếu thốn tình cảm … đó cũng chính những nguyên nhân gây ra các tình trạng bệnh lý như là lo âu và trầm cảm. Đồng thời, những trải nghiệm trong cuộc sống, lối sinh hoạt hằng ngày,  chế độ ăn uống, điều kiện vật chất, sức khỏe cơ thể, tâm lý xã hội… đều có thể là nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở người cao tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ cho người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ cho người cao tuổi

Mất ngủ do cơ thể bị lão hóa

Các nghiên cứu thông tin y học cho rằng, con người từ sau tuổi 25, mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, khi tuổi tác càng cao thì các chức năng trong cơ thể sẽ suy giảm, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, đồng thời lượng melatonin – một chất có vai trò điều hòa giấc ngủ cũng bị suy giảm trầm trọng gây ra những chứng bệnh mất ngủ kinh niên, ngủ không sâu giấc.

Rối loạn giấc ngủ do bệnh lý

Con người không thể thoát khỏi quy luật tự nhiên sinh – lão – bệnh – tử, do đó, khi về già nhiều người có thể mắc nhiều căn bệnh trước lúc đó chưa từng mắc phải làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và đau yếu, đặc biệt là các bệnh về xương khớp, tiêu hóa. Đặc điểm của những bệnh này là cơn đau tăng lên vào lúc nửa đêm về sáng khiến người cao tuổi bị thức giấc và khó có thể ngủ lại, thời gian dài tạo ra các thói quen mất ngủ vào các thời điểm đó trong ngày.

Khó ngủ do môi trường sống

Bệnh mất ngủ là căn bệnh người cao tuổi ngày càng gia tăng trên thế giới, không chỉ riêng nước ta. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ngoài các yếu tố do tuổi tác, bệnh lý thì môi trường sống cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của người cao tuổi. Không khí ô nhiễm, khói bụi, ồn ào, phòng ngủ quá sáng và bừa bộn… cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của người lớn tuổi.

Do chế độ ăn uống gây mất ngủ

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nếu người cao tuổi ăn quá no vào bữa tối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không khoa học, thừa chất đạm, chất béo, các thực phẩm chứa  cồn và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… cũng tác động xấu tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi.

Biểu hiện của bệnh mất ngủ ở tuổi già

Một số biểu hiện của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi được các chuyên gia đề cập như:

  • Triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và khó khăn trong việc tập trung công việc
  • Đêm bị trằn trọc nhiều, đầu óc suy nghĩ, không ngủ được
  • Mất nhiều thời gian mới có thể tập trung ngủ
  • Thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm và tỉnh đến sáng.
  • Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được

Tác hại của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Triệu chứng thể hiện rõ nhất bệnh mất ngủ của người cao tuổi là tình trạng khó ngủ, dễ tỉnh giấc, thức dậy sớm và cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại không ngủ được. Mất ngủ ở người cao tuổi kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, dẫn tới tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Ngoài ra, tác hại của bệnh mất ngủ còn có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của con người.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

Để tìm lại giấc ngủ ngon cho người cao tuổi thì bệnh nhân và các Bác sĩ chuyên khoa cần tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ do đâu để từ đó có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,  phương pháp điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi tốt nhất là áp dụng các biện pháp chữa trị không dùng thuốc, đặc biệt là các trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc được nhiều người áp dụng

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc được nhiều người áp dụng

  • Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhưng nếu sau 18h thì tập luyện nhẹ nhàng
  • Người cao tuổi cần hạn chế ngủ ngày nhiều, nếu buồn ngủ nhiều vào ban ngày thì tự rèn luyện môi trường làm việc có đủ ánh sáng và tạo sự hứng thú vào bất kỳ việc gì khác như đi bộ hoặc trò chuyện cùng ai đó một lúc để giảm cảm giác buồn ngủ khi một mình
  • Chứng mất ngủ ở người cao tuổi sẽ được cải thiện tốt khi tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử sau 21h tối. Vì điều này có thể tạo ra thói quen, đồng thời các tia bức xạ cũng như ánh sáng hắt ra từ điện thoại hay tivi đều gây khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ bị trằn trọc.
  • Tạo một môi trường, phòng ngủ thư giãn và yên tĩnh, các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ trong phòng ngủ cần được đảm bảo, không nên dùng cho các công việc khác.
  • Người cao tuổi không nên ăn quá no vào bữa tối, đồng thời tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.
  • Tránh sự căn thẳng trong công việc, sự xúc động hàng ngày vì chúng là nguyên nhân khiến đầu óc không ngừng suy nghĩ, dẫn đến tình trạng khó
  • Khi người cao tuổi mắc bệnh khó ngủ thì có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp cơ thể làm tăng nhiệt độ, đồng thời giúp cho giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
  • Người cao tuổi mắc bệnh khó ngủ cần cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ sâu. Đồng thời, không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ để cơ thể thoải mái có thể đi vào giấc ngủ tự nhiên.

Nếu người cao tuổi phải sử dụng thuốc trong quá trình điều trị giấc ngủ thì cần lưu ý: mỗi bệnh nhâ sẽ có một nguyên nhân mất ngủ khác nhau, từ đó các Bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị bệnh riêng. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của Bác sĩ, đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học để có thể đảm bảo cho sức khỏe người cao tuổi. Trong dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên”, vì vậy, người cao tuổi cần có một thói quen tốt để có giấc ngủ tốt, không lạm dụng nhiều loại thuốc tân dược, tránh lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Để bệnh mất ngủ không còn là nỗi ám ảnh với người cao tuổi thì bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh thì người thân và bệnh nhân vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh mất ngủ bằng các bí quyết sống khỏe, lành mạnh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh chế độ luyện tập phù hợp thì người cao tuổi nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, đây là biện pháp phòng ngừa bệnh  mất ngủ cho người cao tuổi mà nhiều người áp dụng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn