Khi có tuổi tâm lý của con người rất dễ thay đổi và trở lên nhạy cảm hơn. Lúc này người thân cần có cách quan tâm và chăm sóc kịp thời để người già không rơi vào chứng trầm cảm.
- Những hiểu lầm tai hại về “chuyện ấy” ở người cao tuổi
- Quan hệ tình dục ở người già bao nhiêu là đủ?
- Hồi ức về người bạn đời trong tâm trí tuổi già
Phản xạ giao tiếp chậm chạp
Khi cơ thể con người bước vào giai đoạn có tuổi các cơ quan sẽ bị già cỗi và lão hóa. Chính vì thế người già sẽ có phản xạ khi giao tiếp chậm chạp hơn, có một số người kém minh mẫn sẽ dễ lẫn lộn các vấn đề trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.
Lúc này nếu vô tình con cháu có những lời lẽ, hanh động không đúng rất dễ khiến người già cảm thấy tự ái, tủi thân hay thậm chí là cáu gắt.
Trở nên hay quên và lo xa
Hay quên, đầu óc kém minh mẫn là dấu hiệu rất phổ biến ở người cao tuổi, bởi khi về già tinh thần và trí tuệ của con người sẽ bị sa sút và không còn tốt như trước. Đây là điều hiển nhiên do các tế bào thần kinh đã hoạt động một thời gian dài và đang có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó người già cũng thường có tâm lý lo xa về cuộc sống, tương lai và sức khỏe của họ. Một số khác sẽ lo xa về cái chết và những người thân của họ ở lại.
Khi ông bà hoặc cha mẹ bạn có biểu hiện này, chúng ta cần thường xuyên tâm sự với người cao tuổi, chia sẻ và trò truyện để người già an tâm về cuộc sống.
Cảm thấy mình là người thừa trong nhà
Cảm thấy bản thân là người thừa hiện được xác định là tâm lý chung của người cao tuổi. Nguyên nhân bởi họ thấy bản thân không còn được làm việc, không tạo ra tiền hay của cải và phải sống nhờ vào con cái hay người thân của họ. Vì thế đừng để cha mẹ hay ông bà bạn cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, hãy thường xuyên trò truyện để họ cảm thấy bản thân vẫn có giá trị đối với những người xung quanh.
Tâm lý hoài cổ
Hoài cổ thanh xuân hay những chuyện đã quan là tâm lý của những người già thường phải sống trong sự cô đơn. Biểu hiện của những người có tâm lý hoài cổ là thích mặc lại quần áo cũ, sử dụng đồ cũ, đôi khi là sưu tầm lại món vật dụng cũ,… Khi nhìn thấy người già có những hành động này nhiều con cháu cảm thấy khó chịu, bực dọc, cáu gắt thậm chí là mắng chửi. Tuy nhiên hãy thông cảm và thấu hiểu cho tâm lý người cao tuổi lúc này.
Tâm lý nóng nảy, hay cáu giận
Những sự thay đổi về môi trường sống, tinh thần, sức khỏe và mọi thứ xung quanh người lớn tuổi sẽ làm cho họ dễ bị tâm lý nóng nảy hay cáu giận. Vì thế đa phần khi có tuổi người già đều trở lên khó tính.
Tâm lý không tập trung hay quên
Vì sự lão hóa của các cơ quan thần kinh nên người già sẽ có tâm lý quên trước nhớ sau. Điều này làm họ không tập trung và hay quên với những sự việc xung quanh hay đồ vật trong nhà.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn