Càng lớn tuổi, mức độ mắc bệnh thận càng tăng cao. Bệnh thận ở người cao tuổi luôn là nỗi ám ảnh của người già bởi những tác hại nguy hiểm mà nó mang lại.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Bệnh thận ở người cao tuổi là “hung thần” của sức khỏe tuổi già
Thận là bộ lọc máu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải chất độc hại ra ngoài, đồng thời sản xuất các hormon quan trọng. Khi chức năng của thận suy yếu, cơ thể trở dần trở nên yếu ớt. Bệnh thận ở người cao tuổi là tiền đề để các căn bệnh mãn tính khác tấn công sức khỏe người già như: huyết áp cao, tiểu đường, viêm cầu thận…
Bệnh thận ở người cao tuổi là gì?
Từ độ tuổi 60 trở đi, cơ thể con người dần trở nên lão hóa cùng sự suy giảm các chức năng trong cơ thể. Như một cây già hết nhựa sống, bệnh thận ở người cao tuổi khiến sức khỏe người già trở nên yếu kém cùng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý người cao tuổi nguy hiểm khác.
Theo kiến thức Y khoa, bệnh suy thận ở người già là dấu hiệu của chức năng thận bị suy giảm khiến quá trình bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể không hoạt động tối ưu, dần dần những độc tố không được thận thải độc qua đường nước tiểu sẽ bị đọng lại trong cơ thể và gây những nguy hại về sức khỏe.
Hầu hết bệnh thận ở người cao tuổi đều không được báo trước bởi một dấu hiệu rõ ràng nào , nhiều trường bệnh nhân chỉ phát hiện thi thận đã bị suy giảm đến 80 – 90%. Mặc dù những biểu hiện khá mơ hồ, tuy nhiên nếu chủ động quan sát và khám sát, người cao tuổi hoàn toàn có thể nhận biết được bệnh thận ở người già để bảo vệ sức khỏe của mình.
Bệnh thận ở người cao tuổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuổi già
Những dấu hiệu bệnh thận ở người cao tuổi
Những dấu hiệu bệnh thận ở người cao tuổi dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Mất cảm giác ngon miệng trong các món ăn, luôn cảm thấy đồ ăn không được ngon miệng dù là những món rất yêu thích.
- Người cao tuổi thường xuyên thấy choáng váng, buồn nôn thậm chí là nôn mửa.
- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, thường xuyên bị mất ngủ, khó tập trung, trong mồm luôn cảm thấy có vị tanh, sưng mặt mũi chân tay, khó thở cũng là những triệu chứng cảnh báo nên đề phòng bệnh thận ở người cao tuổi.
- Huyết áp tăng dần do nước bị tích tụ, có nhu cầu đi tiểu tiện nhiều hơn so với bình thường, nước tiểu màu lạ, có thể kèm theo máu.
Mặc dù tất cả các biểu hiện của bệnh thận ở người già không xuất hiện cùng một lúc, tuy nhiên nó sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian nào đó do đó người bệnh cần quan sát và chủ động đi khám xét kiểm tra khi có bất kỳ dấu hiệu nào để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.
Nguyên nhân bệnh thận ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ở người già, những nguyên nhân cơ bản phải kể đến đó là:
- Do sử dụng thuốc:
Người cao tuổi thường mặc nhiều bệnh khác nhau và phải thường xuyên sử dụng đến thuốc cũng như thực phẩm chức năng, thậm chí người còn tùy ý sử dụng thuốc bổ thận tráng dương. Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc Tân dược, kháng sinh khác nhau trong thời gian kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến thận.
- Do chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng người cao tuổi thường bị hạn chế bởi khi đã có tuổi, người già thường ăn uống ít đi dẫn đến sức khỏe suy giảm và cơ thể đứng trước nguy cơ bị suy thận, do đó bệnh thận ở người già là khó tránh khỏi.
- Do các bệnh tật khác khác
Cao huyết áp hay đái tháo đường chính là những căn bệnh đe dọa đến thận có nguy cơ cao mắc các suy thận mãn tính. Bệnh cao huyết áp gây ra nhiều tổn thương mạch máu trong toàn bộ cơ thể, trong đó có mạch máu trong thận. Ngoài ra, những người bị xơ cứng động mạch cũng làm tổn hại đến mạch máu và gây bệnh thận ở người già.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh thận ở người cao tuổi
Cách điều trị bệnh thận ở người cao tuổi
Bệnh thận ở người già là căn bệnh tiến triển một cách lặng lẽ, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ biết rõ ràng các triệu chứng của bệnh khi đã phát triển nặng.
Để điều trị bệnh thận ở người già hiệu quả, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm ngay từ giai đoạn đầu thông qua theo dõi lượng nước tiểu mỗi ngày. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh thận, lượng nước tiểu thải ra một ngày của bệnh nhân là cực kỳ thấp, chỉ khoảng dưới 100ml. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn huyết áp tăng, trí nhớ suy giảm, người hôn mê sâu…quá trình điều trị bệnh suy thận ở người già sẽ rất khó để hồi phục hoàn toàn. Theo thống kê, có khoảng 10% các trường hợp suy thận cấp ở người cao tuổi không thể hồi phục và chuyển sang suy thận mạn tính.
Bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, không nên giữ tâm lý chủ quan, coi thường, chỉ đợi đến khi bệnh chuyển nặng mới tìm tới nhờ cậy bác sĩ để tránh trường hợp đã trở nên muộn màng, không thể chữa trị.
Với người già, tuổi càng cao tốc độ lão hóa cơ thể càng nhanh, vì vậy bệnh tật có thể kéo đến bất cứ lúc nào. Ngay khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để làm các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu, tỷ lệ lọc cầu thận… để phát hiện và điều trị bệnh thận ở người cao tuổi từ sớm, mang lại kết quả khả quan hơn.
Cách phòng ngừa bệnh thận ở người cao tuổi
Bệnh suy thận ở người cao tuổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi. Với những người cao tuổi mắc các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giảm thiểu chất đạm, muối, dầu mỡ để phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh thận ở người già. Một số giải pháp hữu hiệu để người cao tuổi luôn giữ tinh thần lạc quan, vui khoẻ bao gồm:
- Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái.
- Dành thời gian tập thể dục, dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Hạn chế sử dụng thuốc Tây y. Chữa bệnh thận ở người già bằng thảo dược tự nhiên, thuốc nam cũng là một cách an toàn, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất.
Trên đây là tổng quan kiến thức về bệnh thận ở người cao tuổi. Nắm vững thông tin về bệnh là cách tốt nhất để người già bảo vệ sức khỏe của mình, giúp hưởng tuổi già một cách vui khỏe, lạc quan!
Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn