Bệnh cao huyết áp và những điều bạn cần phải biết

Bệnh cao huyết áp là căn bệnh phổ biến đặc biệt người già thường hay mắc, tuy nhiên để hiểu sâu về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp là gì?

Khi nhắc đến bệnh cao huyết áp chắc hẳn trong đầu mỗi người sẽ tưởng tượng ra được một số những triệu chứng của bệnh cũng như kể ra được những đối tượng người hay bị tăng huyết áp trong gia đình và xung quanh mình. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn gọi là bệnh huyết áp cao. Là căn bệnh người cao tuổi, thường hay gặp ở người già, người béo phì, thừa cân, hay những người mắc một số những bệnh lí liên quan khác như bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, hoặc đôi khi là do di truyền.

Bệnh cao huyết áp xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao tỉ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim.

  • Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể.
  • Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận bị tổn thương.
  • Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Trong đó 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa- áp lực cao nhất trong lòng động mạch) còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu-áp lực thấp nhất trong động mạch).
  • Khi mức huyết áp của bạn lớn hơn 120/80 đến 139/89 thì được gọi là tiền tăng huyết áp (bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là cao huyết áp.

Những điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp

Những điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp

Những điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp

Theo thống kê, tuổi thọ của con người có thể giảm đi 15 năm nếu mắc bệnh cao huyết áp trước 40 tuổi. Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Mối nguy hại này càng lớn đối với các trường hợp bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và hầu như không biết vì bệnh không có triệu chứng. Bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi thường được phát hiện khi bệnh đã gây ra các tai biến nghiêm trọng và nguy hiểm như di chứng liệt nửa người, hôn mệ do tai biến mạch máo não, suy thận, thiếu máu cơ tim, suy tim…

Cao huyết áp là một bệnh mãn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch gây ra các biến chứng ở nhiều cơ qua như não, thận, mắt, tim mạch. Có hai loại tăng huyết áp, bao gồm nguyên phát và thứ phát. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát. Các yếu tố gây bệnh bao gồm các yếu tố xã hội, tuổi tác, thói quen ăn uống, sinh hoạt, dư cân nặng và các rối loạn bệnh lí như rối loạn lipit, tiểu đường.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao, tùy vào triệu chứng của bệnh của mà mỗi người lại có những nguyên nhân khác nhau.

Một vài trường hợp là do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh dẫn đến mỡ máu cao gây tắc thành động mạch khiến máu khó lưu thông làm huyết áp tăng cao, có những người do bẩm sinh, hoặc do di truyền từ bố mẹ…Tuy nhiên trường hợp bẩm sinh thì khá ít, chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan như:

  • Do uống nhiều bia rượu, và đồ uống có cồn.
  • Hút thuốc lá, và các chất kích thích…
  • Do béo phì, thừa cân, không kiểm soát được lượng calo nạp vào khiến tích mỡ trong cơ thể
  • Không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, dù công việc phải ngồi 1 chỗ lâu cũng không chú ý mà chỉ chi làm về ăn uống rồi đi ngủ.
  • Ăn mặn, sử dụng quá nhiều muối trong chế biến thức ăn hằng ngày.
  • Thiếu hấp thu cá dưỡng chất cần thiết như: calci, kali, magiê
  • Do cơ thể thiếu hụt viatmin D.
  • Stress kéo dài do thường xuyên bị căng thẳng, và áp lực công việc
  • Do tuổi tác, bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi
  • Do di truyền: yếu tố di truyền là nguyên nhân không thể bỏ qua, vì khi gia đình bạn có người có tiểu sử bị tăng huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh huyết áp cao.
  • Do mắc một số những bệnh có ảnh hưởng đến tim mạch nói chung và huyết áp nói riêng như: mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…

Từ những nguyên nhân trên có thể thấy đa phần người bệnh huyết áp tăng là do những yếu tố khách quan mà chính bản thân mình gây ra. Hay nói cách khác chính bản thân ta là người đã “mời gọi” bệnh đến.

Tuy nhiên những yếu tố như do di truyền hay mắc các bệnh liên qua cũng đóng vai trò rất lớn trong việc khiến cho huyết áp của bạn tăng cao. Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan với nó, tốt nhất là nên kiểm tra huyết áp định kì kể cả khi không thấy có triệu chứng hoặc bản thân không thuộc những nguyên nhân trên để đảm bảo.

Chính vì vậy, để điều trị được tận gốc bệnh huyết áp tăng cao này chúng ta nên đi khám mỡ máu thường xuyên. Một khi đã phát hiện mình có hiện tượng mắc mỡ máu cao bạn nên chủ động có phương pháp điều trị, đồng thời kết hợp với việc khắc phục và loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến bệnh, nên bạn cần phải điều trị được bệnh máu nhiễm mỡ trước. Đây là cách chữa tận gốc bệnh cao huyết áp.

Một số triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Một số triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Một số triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có đến 33% những người bệnh cao huyết áp không biết mình bị tăng huyết áp. Một phần là do bệnh không có triệu chứng cụ thể, một phần là do mỗi người có 1 triệu chứng bệnh khác nhau, nên để phát hiện sớm nhất bệnh này bạn cần đến bác sĩ khám định kỳ. Cũng có rất nhiều những trường hợp người bị bệnh chủ quan, cứ nghĩ mình bình thường vì không có biểu hiện bệnh ra bên ngoài nên coi thường không đi khám cho đến khi bệnh chuyển biến nặng dẫn đến đột quỵ, khó thở rồi mới biết, lúc đó sẽ rất khó chữa.

Dưới đây là 1 số triệu chứng thường gặp của bệnh huyết áp cao, nếu như bạn thấy mình có những dấu hiệu, hay thấy bản thân mình có những hiện tượng này thì nhanh nhất gãy đi khám ngay để phát hiện bệnh:

Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp:

  • Hoa mắt chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực
  • Nôn ói
  • Tiểu máu
  • Có vấn đề về thị giác
  • Các vấn đề về hô hấp

Cách điều trị bệnh huyết áp cao

Các chuyên gia tư vấn sức khỏe của Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra một số bí quyết sống khỏe cho những ai mắc bệnh cao huyết áp như sau:

  • Những người nghiện thuốc nên bỏ hẳn thuốc lá
  • Ăn uống khoa học: không ăn mặn, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, nhiều cá, ít thịt
  • Uống rượu bia ít và điều độ lại.
  • Kiểm soát cân nặng, để giảm nguy cơ béo phì, có thể tác động đến việc huyết áp tăng cao.
  • Tăng cường rèn luyện thể lực mỗi ngày
  • Đi bộ mỗi ngày
  • Tinh thần thư giãn, tránh xa stress
  • Duy trì lối sinh hoạt hợp lý
  • Tránh những tác động mạnh và bất ngờ
  • Ngủ đủ giấc, có thời gian thư giãn mỗi khi áp lực công việc quá nặng nề
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Tinh thần lúc nào cũng phải lạc quan

Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Cách điều trị bệnh cao huyết áp

5 điều bạn nên làm để phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Dưới đây là một số bí quyết vàng giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để phòng ngừa bệnh cao huyết áp:

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những người béo phì, thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao cao gấp 3 lần so với người bình thường, vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, hãy duy trì 1 trọng lượng vừa phải.
  • Ăn nhạt: mỗi ngày không nên ăn quá 6g muối tương đương với 1 thìa nhỏ, nếu thường xuyên ăn đồ ăn đóng hộp, hãy chú ý đến lượng muối ghi bên ngoài bao bì. Ngoài ra, cần kiểm tra nước sinh hoạt trong gia đình bởi nếu nguồn nước quá nhiều natri cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh huyết áp cao.
  • Ăn nhiều rau quả tươi: Lượng chất xơ cùng nhiều vitamin trong rau quả tươi sẽ giúp bạn duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao và rất nhiều các bệnh khác nữa.
  • Đồ uống: uống nước đầy đủ mỗi ngày, cần uống 2 lít nước lọc mỗi ngày, bên cạnh đó hạn chế uống đồ uống có ga và bia rượu bởi chúng rất dễ làm tăng huyết áp.
  • Căng thẳng và stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp, cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định về căn bệnh cao huyết áp. Chúc các bạn sức khỏe dồi dào, và phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh cao huyết áp này tốt nhất!

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *