Biết được dấu hiệu và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh được căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi này!
- Cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người cao tuổi
- Tìm hiểu các bệnh về da ở người cao tuổi
- Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Cảnh báo 5 dấu hiệu và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Đi tìm nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%, đa số tập trung ở người cao tuổi khi chức năng xương khớp bị thoái hóa và độ tuổi lao động dễ gặp các tổn thương trong quá trình làm việc.
Những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm xuất phát từ việc đĩa đệm bị lồi ra, chèn lên dây thần kinh ảnh hưởng cơ thể, làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu ở một bên của cơ thể. Tuy nhiên, đau lưng chỉ là 1 triệu chứng phổ biến , bên cạnh đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm còn phải đối mặt với những cơn đau khủng khiếp của xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân…
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, và tùy từng cá thể sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác nhau. Hiểu được tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm của mình giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất để phục hồi bệnh nhanh chóng.
Thoát vị đĩa đệm có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn nếu như được phát hiện sớm. Do đó việc nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm là điều thực sự cần thiết để mỗi người bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Đau mỏi là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm
Tùy vào từng vị trí thoát vị đĩa đệm có những biểu hiện bệnh khác nhau, biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là thoát vị cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
Các biểu hiện thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phổ biến nhất là đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay, cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay làm suy yếu… đây đều là những triệu chứng bệnh người cao tuổi thường gặp ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Bên cạnh những cơn đau mỏi, lực của tay cũng bị giảm đáng kể khi hoạt động các vận động như: cầm, nắm, xách, vác… Một số trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ còn gặp những triệu chứng như: đau bốc lên đỉnh đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức hốc mắt…
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thường gặp ở người cao tuổi này là do khi cơ thể mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép vào hệ thống tổ chức dây thần kinh gây ra các cơn đau.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là: đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn, triệu chứng đau tăng lên, co thắt từng cơn được nhìn thấy rõ nhất khi ho hoặc khi đi đại tiện. Ngoài ra, căn bệnh người cao tuổi này còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có những cơn đau dữ dội do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khiến bệnh nhân phải nằm nghiêng bất động.
Chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Có thể nhận biết thoát vị đĩa đệm một cách chính xác nhất thông qua các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp như sau:
- Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác như kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
- Đau, tê yếu ở lưng dưới và một chân, cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
- Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi.
- Đau dữ dội khi hoạt động với các mức độ đau khác nhau.
Trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, cần tránh một số hoạt động có thể gây áp lực nhiều hơn trên các dây thần kinh, hoặc làm cơn đau của bạn càng đau hơn. Những hành động nên tránh bao gồm: đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài, ho hoặc thậm chí là cười to, tránh làm việc nặng, mang vác vật nặng quá sức.
Tập thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý là cách hiệu quả để người cao tuổi cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, nhiều bệnh nhân cho biết họ thực sự cảm thấy dễ chịu hơn nếu tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Các bài tập cũng sẽ làm các chấn thương không phát triển và có thể ngăn ngừa chấn thương tương tự xảy ra lần nữa ở vị trí khác. Tuy nhiên dù điều trị bằng bất cứ phương pháp nào, khả năng thành công cũng sẽ cao hơn nếu dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm được nhận biết từ sớm hơn.
Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để biết cách bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất!
Nguồn: Suckhoenguoicaotuoi.edu.vn