Một sai lầm mà hầu hết những người bị bệnh sỏi mật đều mắc phải đó là coi thường nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, khi mắc bệnh mới tìm mọi cách chữa trị, mổ, uống thuốc mù quáng mà không chịu tìm hiểu bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm gan B
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm khớp
- Lùn do thiếu GH là gì? Và cách điều trị lùn do thiếu GH
Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?
Chính điều này đã khiến hiệu quả trị bệnh không cao, tốn kém, mất thời gian, thậm chí là bỏ qua cơ hội chữa trị khỏi bệnh ở “thời điểm vàng”. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị thì chúng ta sẽ cùng gặp và trò chuyện cùng các Bác sĩ – Giảng viên của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để biết thêm chi tiết.
Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh sỏi mật là gì?
Trả lời:
Tuy gọi là sỏi nhưng chúng không phải là sỏi đúng nghĩa. Thực chất, đó là những lắng đọng bất thường của mật, một cơ quan nhỏ nằm dưới gan. Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra, khi ăn túi mật sẽ co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn.
– Có hai loại sỏi mật chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
– Sỏi cholesterol: Là những viên sỏi có màu vàng-xanh trong đó có ít nhất 60% cholesterol, bệnh thường xảy ra với người dân Mỹ và Tây Âu.
– Sỏi sắc tố: Những viên sỏi màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.
Hỏi: Bác sĩ có thể kể ra các nguyên nhân gây bệnh sỏi mật cũng như các triệu chứng thường gặp của bệnh này được không ạ?
Nguyên nhân và các triệu chứng gây ra bệnh sỏi mật
Trả lời:
Một số nguyên nhân gây sỏi túi mật:
– Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì các thành viên còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật cao hơn nam giới.
– Thừa cân hoặc béo phì
– Giảm vận động của túi mật: ít vận động, ngồi nhiều, chế độ ăn uống quá kiêng khem quá mức cũng là nguyên nhân gây bệnh.
– Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol.
Một số triệu chứng phổ biến thường gặp của bệnh sỏi mật là:
– Đau bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan rộng lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh.
– Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, kéo dài.
– Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi bệnh nhân là hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật, vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến đậm.
– Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng.
Bệnh sỏi mật có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt gây viêm túi mật hoại tử dẫn đến tử vong, gây chảy máu đường mật. Nguy hiểm nữa là những biến chứng gây tắc mật ở đường mật chủ gây nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiều trường hợp phải mổ cấp cứu.
Hỏi: Bệnh sỏi mật gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, vậy Bác sĩ có thể nói đôi điều về cách chữa cũng như cách phòng tránh bệnh này không?
Phòng tránh bệnh sỏi mật như thế nào?
Trả lời:
Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà các Bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị thích hợp:
– Điều trị không phẫu thuật: Thuốc tan sỏi với bản chất là acid mật được các Bác sĩ chỉ định trong điều trị, nhưng chỉ hiệu quả với sỏi cholestel có kích thước không vượt quá 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Thời gian điều trị bệnh kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ lên đường tiêu hóa. Ngoài ra, phương pháp tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng gắp sỏi cũng được áp dụng. Phương pháp này có thể thành công hoặc tạm ổn định đến 80% các trường hợp sỏi đường mật.
– Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ áp dụng trong những trường hợp sỏi gây biến chứng nghiêm trọng hoặc sỏi lớn, không thể sử dụng thuốc để điều trị. Ngày nay phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít gây biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không thể sử dụng phương pháp này vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc người bệnh vì lý do kinh tế, sức khỏe,… không thể tiến hành phẩu thuật.
Không thể phủ nhận lợi ích của các phương pháp điều trị sỏi bằng Tây y. Nhưng đó chỉ là phương pháp giải quyết tạm thời, không tác động vào nguyên nhân gây bệnh nên tỷ lệ tái phát bệnh là rất cao. Vì vậy về lâu dài, vẫn cần có những giải pháp tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
Theo tin tức sức khỏe, sau đây là một số phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả mọi người nên áp dụng:
– Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều gây kích thích túi mật co bóp mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Nếu hàm lượng cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ cholesterol này.
– Thực phẩm nên dùng: Các loại rau và hoa quả tươi giàu vitamin C và nhóm B.
– Thực phẩm cần hạn chế: Trà, cà phê, chocolate, thịt cá nhiều mỡ, dầu dừa, nội tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng các loại.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn